Tin Tức

Luật số 07/2007/QH12 về đặc xá do Quốc hội ban hành

Rate this post

Ngày 21 tháng 11 năm 2007 Quốc hội ban hành Luật số 07/2007/QH12 về đặc xá như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá, người được đặc xá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với:

1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân;

2. Cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến hoạt động đặc xá.

Điều 3. Thời điểm đặc xá

1. Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước.

2. Trong trường hợp đặc biệt, Chủ tịch nước quyết định đặc xá đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù không phụ thuộc vào thời điểm theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước trong đặc xá

Nhà nước động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo để được hưởng đặc xá; giúp đỡ người được đặc xá ổn định cuộc sống, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện đặc xá

1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị đặc xá cho người không đủ điều kiện được đặc xá; không đề nghị đặc xá cho người có đủ điều kiện được đặc xá; cản trở người bị kết án phạt tù thực hiện quyền được đề nghị đặc xá.

2. Nhận hối lộ, sách nhiễu trong việc thực hiện đặc xá.

3. Cố ý cấp giấy tờ, tài liệu liên quan đến người được đề nghị đặc xá trái với quy định của pháp luật.

4. Từ chối cấp giấy tờ, tài liệu mà theo quy định của pháp luật người được đề nghị đặc xá phải được cấp.

Điều 10. Điều kiện được đề nghị đặc xá

1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù; ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tù chung thân;

Xem Thêm  Vì dân trí hay là...?

c) Đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng hoặc một số tội phạm khác được Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá thì phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác.

2. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành hình phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam;

b) Là thương binh; bệnh binh; người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội được tặng thưởng một trong các danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người có thân nhân là liệt sỹ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Gia đình có công với nước;

c) Là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ốm đau thường xuyên, có kết luận giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền;

d) Khi phạm tội là người chưa thành niên;

đ) Là người từ 70 tuổi trở lên;

Điều 11. Các trường hợp không đề nghị đặc xá

1. Bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;

2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;

3. Trước đó đã được đặc xá;

4. Có từ hai tiền án trở lên;

5. Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.

Điều 12. Quyền của người được đề nghị đặc xá

1. Được thông báo về chính sách, pháp luật về đặc xá, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước, văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện của người được đề nghị đặc xá và thông tin khác về đặc xá liên quan đến người được đề nghị đặc xá.

2. Liên hệ với thân nhân, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu thập, cung cấp giấy tờ, tài liệu cần thiết để hoàn thiện hồ sơ đề nghị đặc xá.

3. Khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương V của Luật này.

Điều 13. Nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá

1. Nộp đơn xin đặc xá theo quy định của Luật này.

2. Khai báo đầy đủ, trung thực thông tin về cá nhân liên quan đến việc đề nghị đặc xá.

3. Chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác sau khi được đặc xá.

Điều 35. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2008.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn