Tin Tức

Luật Công chứng cũng bị… “treo”!

Rate this post

Chưa có văn bản hướng dẫn, hầu hết việc công chứng, chứng thực vẫn phải thực hiện theo quy định hiện hành Luật Công chứng (có hiệu lực từ ngày 1-7-2007) được áp dụng dự báo sẽ giúp cải thiện tình hình quá tải của các cơ quan công chứng và giải tỏa những bức xúc cho người dân.

Thế nhưng, luật này hiện vẫn chưa triển khai do phát sinh nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho người dân lẫn cán bộ thực thi bởi căn bệnh cố hữu: “Luật chạy trước, văn bản hướng dẫn lẽo đẽo theo sau!”.

Chưa thể áp dụng quy định mới

Theo quy định, kể từ ngày 1-7, các phòng công chứng Nhà nước sẽ chỉ công chứng các hợp đồng giao dịch dân sự. Những chứng thực còn lại sẽ được chuyển giao về cho UBND các quận – huyện, phường – xã và các cơ quan chức năng. Thế nhưng, sáng 2-7, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại 6 phòng công chứng của TPHCM vẫn chưa áp dụng Luật Công chứng.

Theo ông Phan Văn Cheo, Trưởng Phòng Công chứng số 1, đơn vị chưa áp dụng Luật Công chứng bởi còn chờ hướng dẫn cụ thể. Hiện việc giải quyết hồ sơ của người dân đều theo quy trình cũ và hướng dẫn số 1838/STP-BTTP (ban hành ngày 27-6-2007) của Sở Tư pháp, cụ thể:

Kể từ ngày 1-7, UBND xã, phường, thị trấn thực hiện việc chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt (thay vì trước đây chỉ có UBND quận – huyện mới được thực hiện). Đối với các việc chứng thực khác sẽ chờ văn bản triển khai cụ thể của UBND TP, nhất là liên quan đến việc sử dụng con dấu của Phòng Tư pháp…

Còn ông Hoàng Xuân Hoan, Trưởng Phòng Công chứng số 2, cho biết: “Nếu áp dụng ngay Luật Công chứng sẽ có những phát sinh, vướng mắc chưa thể lường hết. Để tránh ách tắc hồ sơ của người dân, hiện chúng tôi vẫn tiếp nhận các hồ sơ và giải quyết theo quy trình cũ”.

Xem Thêm  Xử vụ “Luật sư tập sự kiện Bộ trưởng Bộ Tư pháp”

Xóa bỏ địa hạt công chứng: Vẫn chỉ là trên giấy!

Một trong những quy định của Luật Công chứng được người dân chờ đợi nhiều nhất là việc xóa địa hạt công chứng trong lĩnh vực bất động sản. Người dân mua bán, chuyển nhượng, thế chấp… nhà, đất được toàn quyền quyết định nơi công chứng hợp đồng. Nhưng ông Phan Văn Cheo cho rằng để xóa địa hạt trong công chứng còn mất thời gian hơn.

Hiện Sở Tư pháp TPHCM đang chuẩn bị thành lập trung tâm dữ liệu về bất động sản để có những thông tin đầy đủ về các căn nhà, khu đất hiện đang bị tòa án, đội thi hành án, cơ quan điều tra… phục vụ cho các phòng công chứng. Chưa hết, theo Nghị định 75/NĐ-CP về công chứng, chứng thực…, UBND TP ra quyết định về địa hạt công chứng, nay muốn xóa thì phải có quyết định mới của UBND TP.

Nhiều cán bộ phòng công chứng và UBND quận, huyện lo ngại khi áp dụng Luật Công chứng. Các phòng tư pháp quận – huyện đã bị thu hồi con dấu, nay theo Nghị định 79 các đơn vị này lại được giao con dấu để xác nhận trên một số loại giấy tờ. “Phòng tư pháp có con dấu, sau đó các phòng giáo dục, phòng quản lý đô thị… đòi phải có con dấu riêng, thì cải cách hành chính kiểu này lại đi thụt lùi?!”, một lãnh đạo phòng công chứng bức xúc.

Còn phải chờ

Trao đổi về thời hạn áp dụng Luật Công chứng, ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM, cho biết: Nguyên nhân là do đến nay những văn bản hướng dẫn dưới luật như: nghị định, thông tư vẫn chưa được các cơ quan chức năng ban hành nên tạm thời phải chờ một thời gian nữa.

Ông Chính cho rằng luật đã có hiệu lực, song muốn thực thi phải chờ 15 ngày sau khi nghị định hướng dẫn luật được đăng công báo, sau đó chờ thông tư hướng dẫn của bộ và đến các quyết định, hướng dẫn… ở cấp TP. Do đó, trước mắt việc công chứng, chứng thực sẽ vẫn áp dụng theo các quy định hiện hành.

 

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn