Tin Tức

Lở núi 7 người chết: Làng trắng khăn tang

Rate this post

– Chưa bao giờ xóm nghèo Tân Hùng (thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) có cùng lúc đến 3 đám tang. Tiếng khóc xé ruột vang khắp xóm. Ngoài hiện trường, đá chưa ngừng rơi…

Ngày hôm sau, đá tiếp tục đổ. Ảnh: Nguyễn Đình Lộc

Ở nhà bà Hồ Thị Nam (56 tuổi), hàng chục vành khăn trắng gục xuống rũ rượi ôm cứng lấy chiếc quan tài. Bà Nam ngất lịm trước bàn thờ không di ảnh của con gái Đậu Thị Hương (1977). Bà sinh được 4 người con; con trai độc nhất bị bệnh tâm thần đi vất vưởng ngoài đường, gặp gì ăn nấy. Cô thứ 3 lành lặn hơn cả đang đi làm thuê tha phương.

Riêng Đậu Thị Hương và Đậu Thị Sơn (1979) đều chưa chồng. Sơn có thai, dù đã đến tháng ở cữ, chị em vẫn rủ nhau lên xúc đá thuê, nhận 22 nghìn đồng tiền công/người. Ai ngờ tử thần ập xuống, Hương vĩnh viễn ra đi, còn Sơn đang bán thân bất toại ở bệnh viện.

Lê Thị Hoàn (18 tuổi) là người độc nhất trong 3 nạn nhân có di ảnh. Hoàn đã có người “chạm ngõ”, chờ lễ cưới sang năm. Sau công việc đồng áng, ngày 2 buổi Hoàn cật lực lên mỏ đá nguyên liệu cho nhà máy xi măng Hoàng Mai để kiếm thêm ít tiền ăn tết trước lúc xuất giá theo chồng. Chiều hôm ra đi, Hoàn nói với mẹ: “Lấy chồng rồi, con vẫn về ở để nuôi mẹ nhé!”, ngờ đâu em vĩnh viễn ra đi.

Cảm thương nhất là cảnh 3 đứa con của chị Lê Thị Quyên (1972) đứa lớn mới 14 tuổi, đứa nhỏ 7 tuổi, ôm mộ mẹ khóc đến ngất lịm. Bố các cháu đi làm thuê, hiện chưa liên hệ được để báo tin dữ.

Lo hậu sự cho các nạn nhân tại hiện trường ngay trong đêm. Ảnh: Nguyễn Đình Lộc

Cả 3 gia đình khốn khó này đều ở trong 2 gian nhà cấp 4 tồi tàn. Tài sản không có gì ngoài một chiếc giường cọc mươn xiêu vẹo và bộ bàn ghế cũ nát.

3 người chết, 7 người bị thương trong vụ lở núi ở mỏ đá đều có quan hệ họ hàng. Các gia đình đã được các cấp các ngành kịp thời quan tâm hỗ trợ: Tỉnh 4 triệu, huyện 2 triệu, xã 2 triệu, xóm 1 triệu, chủ thầu cũng chi mai táng phí 2 triệu/nạn nhân. Nhưng hậu quả và nỗi tang thương vụ sập đá này để lại thì không bút nào tả xiết.

Đám tang sáng nay cả xóm cùng khóc, cả xã cùng khóc, ba nấm mồ song song cạnh bên nhau. Tiếng khóc than bay lên tận trời xanh thăm thẳm, xé không gian, đập vào vách núi vọng lại nghe thật xót xa.

Tai họa rình rập

Đây không phải là vụ tai nạn đầu tiên xảy ra tại lèn đá này. Năm ngoái đá đã từng đổ ụp xuống đè chết tại chỗ bà chủ Nguyễn Thị Trang (em ruột ông Đoan) và làm 4 người khác bị thương. Theo ông Nguyễn Sĩ Thích – một cựu chiến binh ở xó Tân Hùng thì chuyện đá lở đá rơi vẫn thường xuyên xảy ra nhưng vào ban đêm không gây ra hậu quả, nên các ông chủ cũng chẳng quan tâm. Hơn nữa, dẫu biết nguy hiểm, tiền công rẻ mạt nhưng là kế mưu sinh nên người nông dân vẫn cứ phải lao vào làm, bất chấp nguy cơ mất mạng”.

c c
Đám tang chung. Ảnh: Nguyễn Đình Lộc Di ảnh em Hoàn. Ảnh: Nguyễn Đình Lộc

Ông Nguyễn Bá Huy – Chủ tịch thị trấn Hoàng Mai cho biết: “Chính quyền địa phương đã nhắc nhở lập biên bản xử lý nhưng rồi đâu lại vào đấy. Ở đây thường ngày có từ 30 công nhân trở lên làm việc bên 2 chiếc máy xay đá. Sáng qua, do mùa tỉa lạc, số người đến làm chỉ gần vài chục. Lúc đá rạn, mọi người vẫn nghe được nhưng chỉ có số đàn ông là kịp chạy thoát”.

Cháu Nguyễn Viết Tùng (con chị Quyên), vẻ mặt chưa hết kinh hoàng, nức nở kể: “Cháu chạy mà nghe thấy đá đuổi theo phía sau, ngoái lại vẫn thấy mẹ chạy theo nhưng không kịp với đá lăn”.

Còn anh Lê Sĩ Hùng (SN 1985) – một trong những người thoát nạn, vẫn hồn xiêu phách lạc, thỉnh thoảng lại vùng chạy hú lên rùng rợn: “sập…ập..sập..”.

Tại hiện trường, 2 chiếc máy xay đá và một chiếc xe công nông vẫn đang nằm bẹp gí dưới đống đá hàng trăm tấn.

Theo đại uý Dương Phúc Định – cán bộ Trạm Cảnh sát Khu công nghiệp Hoàng Mai, người trực thâu đêm ở đây cho biết: “Đá vẫn đổ rào rào suốt cả đêm qua. Ngay khi Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Đình Chi, Giám đốc Sở Y tế Hồ Thị Phúc và Chủ tịch UBND huyện Hồ Phúc Hợp trở lại hiện trường, họ vẫn nghe tiếng đá đổ.

Thủ tục pháp luật

Xem Thêm  Xem xét cấm bay hành khách vi phạm an toàn hàng không

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn