Tin Tức

Làm giàu trên lưng EVN

Rate this post

EVN tố VNPT và Viettel “làm giàu trên lưng EVN”


Cùng với việc các DN viễn thông tố EVN độc quyền và áp đặt mức giá quá cao đối với các DN viễn thông khi treo cáp; EVN cũng “phản pháo” bằng việc tố các DN viễn thông xấu chơi, thậm chí là “làm giàu trên lưng EVN”. Thậm chí, EVN còn cho rằng chính EVN đã hỗ trợ các DN khác rất nhiều, trong khi EVN không hề có trách nhiệm phải cho các DN viễn thông treo cáp. Ông Nguyễn Thanh Lâm – Trưởng ban Viễn thông của EVN – giải thích cho đợt tăng giá gây sốc này là: Đây không phải là EVN tăng giá, mà là điều chỉnh giá. Giá này EVN đưa ra không tính đến hiệu quả kinh tế. Trong trường hợp cần thiết, EVN sẵn sàng mời các cơ quan chức năng như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính xem xét giá này.

Lập luận cho quan điểm FPT thì xấu chơi, còn VNPT và Viettel thì đang “làm giàu trên lưng EVN”, ông Lâm cho biết: “Hiện nay, công nghệ đã có thể cho phép cung cấp các dịch vụ không cần dây. Thế nhưng các DN viễn thông đang không chịu đổi mới công nghệ và cố tình treo cáp trên cột điện để thu lợi nhuận cao, trong khi các DN viễn thông cần phải có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ của họ đến tận nhà khách hàng. EVN cho rằng, đây là cạnh tranh không lành mạnh. Khi chúng tôi làm mạnh thì các DN này lại kêu”. Ông Lâm cũng cho biết, ngay như FPT, ban đầu DN này chỉ ký hợp đồng treo cáp lẻ tẻ; thế nhưng sau đó lại treo cáp theo kiểu “đánh du kích”.

Độc quyền cột điện cũng lợi nhuận cao

Theo cách tính của S-Fone, với việc tăng giá này, mỗi năm chi phí thuê treo cáp của DN này sẽ tăng từ 10,9 triệu đồng lên hơn 650 triệu đồng. Trong khi đó, cả VNPT và Viettel đều… không dám tính thử vì số tiền này sẽ là khổng lồ, bởi đây là 2 DN có nhu cầu treo cáp viễn thông quá nhiều. Ngày 27.3, các DN viễn thông cho rằng, động thái tăng giá đến chóng mặt của EVN là điều không thể chấp nhận được. Với chi phí này sẽ tác động lớn đến chi phí của các DN cung cấp dịch vụ viễn thông và làm tăng đột biến chi phí đầu vào. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn người tiêu dùng sẽ là đối tượng gánh chịu hậu quả một phần, đồng thời sẽ tác động không nhỏ đến lộ trình giảm cước để nhiều người dân có thể sử dụng dịch vụ.

Đại diện các DN và các chuyên gia viễn thông cũng cho biết, nếu việc không thể dùng chung hạ tầng, chắc chắn các DN sẽ phải tính kế đối phó. Tuy nhiên, trước mắt, EVN sẽ “ăn đủ” từ khoản tăng phí này. Những đại diện này cho rằng, từ trước đến nay, không ai khác ngoài EVN được phép dựng cột điện. Do lợi thế độc quyền trong việc cung cấp điện nên việc xây dựng hệ thống cột điện của EVN rất dễ dàng. Từ đây, EVN cũng sở hữu độc quyền hệ thống cột điện rộng khắp toàn quốc. Nếu EVN lạm dụng lợi thế độc quyền này để nâng giá thuê cột, chắc chắn các DN sẽ bị lép vế. Hệ lụy này sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai khi mà các DN viễn thông không dễ gì có thể có được quyền và giấy phép dựng cột. Vì thế, DN viễn thông sẽ vẫn phải phụ thuộc vào EVN và sẽ vẫn phải tuân theo sự áp đặt từ lợi thế độc quyền hệ thống cột điện.

Các chuyên gia cũng đưa ra phản biện: EVN cho rằng mỗi cột điện cao dưới 8,5m, EVN phải đầu tư 3 triệu đồng. Nếu theo mức giá tăng như EVN đưa ra, DN viễn thông chỉ treo 10 sợi cáp với giá 20.114 đồng/cột/tháng thì sau 1 năm, EVN đã thu về gần 2,5 triệu đồng. Như vậy sau vài năm, với hàng triệu cột điện, với nhu cầu treo vài chục sợi cáp trên mỗi cột, EVN sẽ thu được khoản lợi nhuận khổng lồ, trong khi chi phí xây lắp và bảo dưỡng thực chất đã nằm trong giá điện. Xét cho cùng, lợi nhuận này không bởi do EVN có khả năng kinh doanh và sinh lời, mà chính là từ do sự áp đặt độc quyền. Các DN viễn thông và chuyên gia đặt câu hỏi: Phải chăng EVN đang tận thu lợi thế độc quyền này?

Thủ tục pháp luật

Xem Thêm  VN-Index xuống dưới mức 1100 điểm

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn