Không “bỏ ngỏ” bất kỳ thị trường nào
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng
Hải trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ về việc có hay
không doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang bỏ ngỏ các thị trường “hàng xóm” trong khối
ASEAN mà chỉ tập trung vào các thị trường xa như Mỹ, Nhật Bản, EU…
Bức
tranh tổng quan của việc phát triển các thị trường xuất khẩu trong giai đoạn 5
năm vừa qua (2010-2015) như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thứ
trưởng Đỗ Thắng Hải: Giai đoạn 2011-2015, thị trường xuất khẩu được
mở rộng cả về quy mô và cơ cấu thị trường, phát triển theo hướng đa dạng hóa,
đa phương hóa. Việt Nam đã có quan hệ với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ.
Bằng chứng là năm 2010, chúng ta mới chỉ có 18 thị trường
xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 28 thị trường. Tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các thị trường trên 1 tỉ USD chiếm gần 90% kim
ngạch xuất khẩu cả nước.
Thành tựu nổi bật trong công tác đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu trong thời gian qua là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã có tác
động tích cực và dài hạn, góp phần tăng trưởng xuất khẩu vào các nước đối tác
có Hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc Hiệp định song phương như ASEAN, Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản…
Xuất khẩu sang các thị trường và khu vực trọng điểm trong
giai đoạn này đều đạt tăng trưởng dương, đồng thời hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam cũng đã bắt đầu vươn ra các thị trường tiềm năng, thị trường mới. Cụ thể,
xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân 18%/năm, xuất khẩu sang EU tăng
bình quân 22%, sang Nhật Bản bình quân 13%, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng bình
quân 18%, sang thị trường ASEAN tăng bình quân 12%.
Chúng
ta đang hy vọng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ giúp “thổi” luồng sinh khí mới
vào hoạt động thương mại của các nước thành viên vốn đang trên đà đi xuống
trong thời gian gần đây. Thế nhưng, có ý kiến cho rằng, chúng ta đang bỏ ngỏ
các thị trường trong khối ASEAN mà chỉ chú tâm vào việc “đánh bắt xa bờ” tại
các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Nga. Có đúng như vậy không, thưa Thứ trưởng?
Thứ
trưởng Đỗ Thắng Hải: Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong năm
2015, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Châu Á đạt 79,8 tỉ USD, tăng
7,2% trong đó xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 18,3 tỉ USD.
Chúng ta hay nghe nói tới việc xuất khẩu sang các thị trường
lớn như Mỹ, EU, Nhật, Nga… bởi các thị trường này có kim ngạch xuất khẩu
tương đối cao như xuất khẩu sang Mỹ năm 2015 đạt 32,8 tỉ USD, EU đạt 30,9 tỉ
USD. Các thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu một phần là do tính
tương hỗ, bổ trợ của các thị trường đối với Việt Nam là rất cao, trong khi đối
với các nước ASEAN, nhiều mặt hàng xuất khẩu của chúng ta có tính tương đồng
cao.
Tôi khẳng định rằng không có sự bỏ ngỏ thị trường nào, mà
sẽ có những thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao hơn hẳn những thị trường khác
bởi những đặc trưng riêng của thị trường.
Theo
ông, các thị trường trong khối ASEAN có gì khác so với các thị trường truyền thống
của chúng ta như Mỹ và EU hay Nhật Bản?
Thứ
trưởng Đỗ Thắng Hải: Về bản chất, không có thị trường nào giống với
các thị trường còn lại. Do đặc tính của thị trường được quy định bởi quy mô dân
số, văn hóa, tôn giáo, thói quen tiêu dùng, đặc điểm khí hậu và nhiều yếu tố
khác. Các thị trường trong khối ASEAN chắc chắn có sự khác biệt đối với thị trường
Mỹ, EU và Nhật Bản. Sự khác biệt ở đây có thể thấy rõ ở quy mô thị trường, đặc
tính tiêu dùng và văn hóa.
Vậy
DN Việt Nam sẽ phải “làm dâu trăm họ” để đáp ứng từng thị trường?
Thứ
trưởng Đỗ Thắng Hải: Đúng vậy, để có thể thành công trên từng thị
trường, các DN phải tìm hiểu kỹ từng đặc tính riêng của các thị trường đó để có
hoạt động thâm nhập phù hợp.
Nhưng trên hết, chúng ta vẫn phải nâng cao chất lượng
hàng hóa xuất khẩu để đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của các nước
nhập khẩu, đặc biệt là hàng nông thủy sản, những mặt hàng chúng ta đang tương đồng
với các nước trong khối ASEAN.
Liệu
trong thời gian tới ta có tập trung nhiều hơn cho việc phát triển các thị trường
trong khối ASEAN không, thưa Thứ trưởng?
Thứ
trưởng Đỗ Thắng Hải: Trong thời gian tới, các hoạt động xúc tiến
thương mại sẽ được triển khai đồng bộ, tập trung đồng đều tại các thị trường,
nhưng vẫn dành ưu tiên hơn đối với các thị trường mà ta đang, đã và sẽ ký kết
các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới.
Với thị trường ASEAN, hoạt động xúc tiến thương mại sẽ
không chỉ tập trung vào các nước này mà sẽ dàn đều ra các thị trường khác.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương vẫn hướng đến việc đẩy mạnh phê
duyệt các đề án xúc tiến thương mại quốc gia tại các thị trường thuộc ASEAN như
Lào, Myanmar để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giữ vững thị phần và
tăng cường xuất khẩu sang các thị trường này.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Phan
Trang (thực hiện)
Theo
Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Thủ tục pháp luật