Tin Tức

Ì ạch xúc tiến thương mại nội địa

Rate this post

Công bố từ tháng 4/2009 nhưng đến nay chương trình “Xúc tiến thương mại nội địa 2009” trị giá 51,2 tỷ đồng mới đi đến giai đoạn… đang chấm thầu.

>> Bài 1: Hàng Việt ‘gặt hái” nhờ biết bán… đắt

>> Bài 2: Hàng Việt vươn lên bằng chất lượng, sự kiên trì

>> Bài 3: Thép Việt chiếm lĩnh thị trường nhờ… không gian dối

>> Bài 4: Yếu phân phối, hàng Việt còn luẩn quẩn

>> Bài 5: Giành lại thị trường từ… sạp

>> Bài 6: Hàng Việt không thể ỷ mãi vào ‘bà đỡ’

>> Bài 7: Vùng cao cũng ‘khát’ hàng Việt

>> Bài 8: Hàng Việt yếu sức do công nghiệp phụ trợ

>> Bài 9: Thúc đẩy vai trò tiên phong của doanh nghiệp

>> Bài 10: ‘Yêu’ hàng Việt, cơ quan công quyền phải đi đầu

Chỉ còn 3 tháng nữa là hết năm, cộng đồng doanh nghiệp đang rất cần, cả nước dốc sức ủng hộ, thậm chí Bộ Chính trị đã phát động hẳn một cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” nhưng dường như các cơ quan Nhà nước phụ trách chương trình này vẫn rất đủng đỉnh.

Để tìm hiểu nguyên nhân, phóng viên VietNamNet phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)  Hoàng Thọ Xuân quanh vấn đề này.

Chậm nửa năm vì chờ… 4 văn bản

Ông Hoàng Thọ Xuân. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

– Thủ tướng đã phê duyệt chương trình từ tháng 4/2009, Bộ Công Thương cũng đã họp báo công bố rầm rộ, nhưng đến nay chưa có đồng nào đến với doanh nghiệp. Tại sao lại có sự chậm trễ đến nửa năm như vậy trong khi nhu cầu xúc tiến thị trường nội địa rất đang bức xúc, thưa ông?

Thực ra ngày từ cuối năm ngoái khi suy giảm toàn cầu mạnh hơn, Bộ Công Thương đã có ý tưởng xây dựng một chương trình xúc tiến thị trường nội địa. Khi trình lên Chính phủ đã được Thủ tướng phê duyệt với tổng kinh phí 51 tỷ 200 triệu đồng nên Bộ rất kỳ vọng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.

Phương án ban đầu là Bộ Công Thương sẽ đứng ra chủ trì toàn bộ với quy chế riêng. Thông qua các Hiệp hội ngành hàng, các địa phương, nhà phân phối lớn hoặc CLB hàng Việt Nam chất lượng cao… chương trình dự kiến sẽ triển khai nhanh chóng ngay sau khi họp báo công bố.

Tuy nhiên, một tháng sau, Bộ Tài chính yêu cầu Bộ Công Thương đứng ra làm trực tiếp thì cần có văn bản riêng nếu không phải làm lại cơ chế mới. Sau khi cân nhắc kỹ, hai Bộ thống nhất, sẽ triển khai chương trình theo cơ chế hiện tại của Cục Xúc tiến Thương mại.

Chúng tôi đã phải tổ chức các hội thảo để bàn bạc, sau 3 tháng trời mới ra được các tiêu chí chi tiết rồi còn phải tiến hành các thủ tục hành chính khác nữa.

– Xây dựng dựa trên cơ chế đã có nhưng tại sao vẫn mất đến gần nửa năm mới xong các thủ tục giấy tờ?

Là vì tất cả những cái đó muốn triển khai phải có 4 loại văn bản: quyết định phê duyệt của Bộ trưởng có ý kiến của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn liên ngành Tài chính – Công Thương; Quyết định hình thành bộ máy thực hiện là ban thẩm định và tổ giúp việc; cuối cùng là toàn bộ hồ sơ thủ tục, tiêu chí hướng dẫn, hồ sơ mời thầu, chào thầu, tham gia dự thầu, chấm thầu xét thầu…

Cũng tốn thời gian vì phải chia nhỏ ra để đấu thầu, đúng từng nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch. Hiện bước giấy tờ đã xong. Cuối tháng 8 chúng tôi đã bắt đầu triển khai mời thầu rồi.

– Vậy chính xác khi nào số tiền 51,2 tỷ đồng mới đến được doanh nghiệp, thưa ông?

Ngày 11/9, chúng tôi đã kết thúc nhận hồ sơ và bắt đầu mở thầu. Hiện nay, chúng tôi đang chấm thầu. Chấm xong, phê duyệt và ký hợp đồng, cố gắng sẽ hoàn tất trong tháng 9 để triển khai vào thực tế. 

Không đợi 51,2 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp và nhà phân phối đã chủ động khuyến mãi, thu hút NTD. (Ảnh: Phan Hùng)

Không đợi 51,2 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp và nhà phân phối đã chủ động khuyến mãi, thu hút NTD. (Ảnh: Phan Hùng)

– Với tình thế này, cho dù triển khai ngay trong tháng 10, theo ông, số tiền 51,2 tỷ đồng có thể giải ngân hết không?

Chúng tôi sẽ cố gắng đẩy nhanh hết sức, nhưng vẫn phải căn cứ trên hiệu quả chứ không thể đốt cháy giai đoạn. Hy vọng chủ trương này được các nhà thầu biết khá lâu và  phần nhiều trong số đó đều rất thạo trong việc tổ chức các hội chợ và bán hàng lưu động… nên cũng không đến nỗi quá khó khăn.

Tiền có mà đành mất thời cơ

– Có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ông nghĩ thế nào khi việc sa vào các thủ tục hành chính quá lâu đã khiến cộng đồng doanh nghiệp thất vọng?

Đúng là chúng ta đã lỡ mất thời cơ hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp. Lần đầu tiên trong lịch sử Nhà nước có hỗ trợ bằng tiền để xúc tiến thị trường nội địa. Ngoài ý thức trách nhiệm còn có tý chút thể hiện tấm lòng.

Xem Thêm  Điều kiện để F0 được cách ly, theo dõi tại nhà

Nếu không vướng các thủ tục này, dự định, ngay tuần lễ 30/4 -1/5, Bộ Công Thương sẽ tham gia được ngay nhưng cuối cùng chỉ là bảo trợ. Hay như đợt 2/9 vừa rồi, trong khi phía Nam làm xúc tiến thị trường rất tốt như là chỗ trung tâm BSA của chị Kim Hạnh hay Saigon Co.op… tổ chức bán hàng khắp nơi mà Bộ có tham gia được gì đâu.

Giá mà lúc đó có tý chút hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp. Tiền có mà không làm được gì vì chưa xong thủ tục hành chính.

– Như vậy, có khả năng doanh nghiệp sẽ không được thụ hưởng hết 51,2 tỷ đồng dù Thủ tướng đã phê duyệt?

Đúng theo quy định về mặt tài chính là phải quyết toán khi hết năm nhưng vẫn cần tồn trọng thực tế triển khai. Nếu trường hợp nào mà kết quả có thể “sờ mó” được, nhưng do quy trình cần kéo dài sang quý 1 năm sau thì sẽ giải trình với Bộ Tài chính báo cáo để Thủ tướng duyệt cho tiếp tục.

Về lâu dài, trong khi chưa tìm ra “hành tinh mới” để xuất khẩu, chúng tôi dự định đề xuất Thủ tướng cho phép thành hẳn một Quỹ Xúc tiến thương mại nội địa. Quỹ này sẽ hoạt động song song Quỹ Xúc tiến xuất khẩu để thúc đẩy thị trường nội địa.

– Chương trình sẽ được triển khai thế nào, thưa ông?

Khi Bộ Chính trị có cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” chúng tôi đã lồng ghép ngay với chương trình xúc tiến thương mại nội địa với 4 hướng lớn.

Một là tổ chức nghiên cứu điều tra nắm lại nhu cầu thị hiếu của người Việt với hàng Việt. Muốn quay về thị trường trong nước, nhất thiết phải làm xong chuyện đó.

Hai là tổ chức các đợt bán hàng lưu động dựa trên kết quả điều tra, ví dụ dệt may, hóa mỹ phẩm, máy móc nông nghiệp… thì bán về đâu, như thế nào.

Ba là tổ chức các hội chợ chuyên đề với mục đích là tuyên truyền, lôi kéo người Việt dùng hàng Việt.

Cuối cùng là truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và kết hợp ra một số ấn phẩm, quảng bá giới thiệu cho hàng Việt và dịch vụ Việt nhằm định hướng, nảy nở những tình cảm của người tiêu dùng hàng Việt.

– Thời gian còn rất ít, ông có nghĩ nếu chờ triển khai từng bước như vậy, sợ không làm được gì?

Không, sau khi chấm thầu xong tất cả 4 nhóm này sẽ được triển khai ngay cùng lúc sau, còn thứ tự thời gian cụ thể thì tùy vào nội dung. Nhưng quan điểm của Bộ là phải tổ chức ngay các phiên bán hàng lưu động, việc điều tra sẽ được thực hiện song song với quá trình này.

Vì đây là tiền Nhà nước hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp chứ không phải riêng một nhóm nghiên cứu hay Viện nào làm xong để nhét vào ngăn kéo nên việc đó sẽ tiến hành khẩn trương ngoài thực tế. Kết quả “nóng” sẽ đưa cho doanh nghiệp dùng ngay.

Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp đã chủ động tổ chức 6 chuyến đưa hàng về quê - Ảnh Phan Hùng

Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp đã chủ động tổ chức 6 chuyến đưa hàng về quê – Ảnh Phan Hùng

Muốn về nội địa phải đi từ phân phối

– Là người theo dõi thị trường nội địa nhiều năm, bản thân ông đánh giá về hàng Việt và doanh nghiệp Việt thế nào?

Tôi theo dõi mấy tháng gần đây thấy tiêu thụ trong nước vẫn giữ nhịp độ 8 tháng 18,4% so cùng kỳ trong khi chỉ số giá chỉ 3,47%. Phải thấy đó là sự tăng trưởng tích cực trong nước nhờ doanh nghiệp Việt đã cải tiến tốt.

Quan trọng là hàng Việt vẫn chịu đựng được, không tăng giá nhiều mà với người Việt Nam thì tiêu chí giá vẫn là đầu tiên.

Hai là mẫu mã cũng có cải tiến, riêng về chất lượng chưa được nhiều. Một số hàng tiêu dùng đồ dùng gia đình, thực phẩm công nghiệp cải tiến chất lương còn hàng thô như rau quả, thực phẩm tươi sống chưa được bao nhiêu, an toàn vệ sinh thực phẩm còn kém.

– Theo ông, nhóm nào có thể cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoại?

Dệt may giày dép, thực phẩm chế biến, đồ điện gia dụng. Còn điện tử và cơ khí tôi không biết nói thế nào vì điện tử thì tỷ lệ nội địa hóa chỉ 10 -15% chưa thể nói là hàng nội được. Còn cơ khí, nhất là cơ khí nông nghiệp, khi triển khai quyết định 497 mới thấy máy móc đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% thì cung không đủ cầu.

– Với tình trạng đó, theo ông, mấu chốt để hàng Việt về thị trường nội địa là gì?

Chốt lại vẫn ở hệ thống phân phối. Phân phối tốt thì có hàng hóa tốt vì thời buổi ngày nay nhà phân phối là người quyết định đến sản xuất bởi họ nắm được nhu cần của người tiêu dùng. Ở các nền kinh tế phát triển, nhà sản xuất làm theo đơn đặt hàng của nhà phân phối. Nắm phân phối là nắm thị trường.

Theo tôi quan sát, các doanh nghiệp ngày nay cũng năng động lắm. Không vì có cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt mà trước họ đã nỗ lực mở rộng thị trường nội địa vì đó là con đường sống, là nhu cầu thiết thân. Ví dụ chuỗi Vinatex đã triển khai rất tốt việc bán hàng trong nước.

Cho nên, muốn phát triển thị trường trong nước đi đầu phải là thiết lập mạng lưới phân phối chứ không chỉ sản xuất hàng tốt là đã xong.

– Xin cảm ơn ông!

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn