Tin Tức

Góc khuất trên chính trường Pháp

Rate this post

Bê bối Clearstream gắn với một số chính trị gia cấp cao, thẩm phán, điệp viên, nhà báo và nhà thầu quốc phòng. Sau những ngoắt ngoéo kéo dài nhiều năm, đỉnh điểm của vụ việc đang tới gần, song liệu sự thật cuối cùng có lộ rõ?

Phiên toà của thập niên bắt đầu khai màn vào 21/9. (Ảnh: France24)

Sự phức tạp của vụ Clearstream đe doạ che khuất tầm cỡ lịch sử của một vụ việc mà trong đó một cựu thủ tướng bị buộc tội cố tìm cách huỷ hoại sự nghiệp chính trị của đối thủ trong một cuộc ganh đua ngang tài ngang sức.

Clearstream là chiến dịch bôi nhọ được cho là do cựu Thủ tướng Dominique de Villepin tiến hành nhằm chống lại đối thủ chính trị, Tổng thống đương nhiệm Pháp Nicolas Sarkozy khi hai người đều tham gia cuộc đua giành vị trí kế nhiệm Tổng thống Jacques Chirac. Ngoài việc đưa ra một cái nhìn thoáng qua về thế giới của những tham vọng và cái tôi chính trị, vụ Clearstream còn tiết lộ một góc khuất nơi lực lượng tình báo, quốc phòng và giới mua bán Pháp gặp nhau.

Tại sao một vụ án tài chính lại trở thành bê bối chính trị lớn

Phiên toà xử vụ Clearstream khai màn vào 21/9 và được người Pháp coi là “phiên toà của thập niên”. Tuy nhiên, tại sao một phiên toà về tài chính lại trở thành bê bối chính trị lớn trên chính trường Pháp. Hãy cùng quay lại những diễn biến đầu tiên. 

Những vấn đề tài chính phức tạp – Clearstream 1

2001

Tháng 2: Nhà báo Denis Robert và Ernest Backes, cựu nhân viên Clearstream, tung ra cuốn sách “Những tiết lộ”. Họ mô tả thể chế tài chính đóng tại Luxembourg – Clearstream là cỗ máy rửa tiền và trốn thuế của các công ty bình phong, các tổ chức tội phạm và những cá nhân nổi tiếng trên toàn thế giới.

Tháng 6: Các thẩm phán bắt đầu tiến hành cuộc điều tra về vụ Pháp bán 6 tàu khu trục nhỏ cho Đài Loan vào năm 1991, bản hợp đồng có thể gồm cả những khoản “lại quả” được chuyển vào tài khoản ở Clearstream.

2002

Tháng 1: Denis Robert, người nắm được một danh sách mới về các chủ tài khoản ở Clearstream từ tháng 10/2001, đã đưa ra cuốn sách “Hộp đen” – phần 2 của cuộc điều tra về ngân hàng đóng tại Luxembourg.

2004

Tháng 11: Luxembourg bãi bỏ vụ kiện về Clearstream.

2008

Tháng 10: Vị thẩm phán chịu trách nhiệm điều tra thương vụ bán tàu khu trục cho Đài Loan là Renaud Van Ruymbeke huỷ vụ kiện sau khi liên tiếp bị từ chối quyền tiếp cận thông tin mật.

Xì căng đan chính trị – Clearstream 2

2004

Tháng 1: Bộ trưởng Nội vụ Pháp Dominique de Villepin triệu tập Tướng Philippe Rondot. Theo nguồn tin tình báo cấp cao, vị thủ tướng tương lai yêu cầu ông Rondot tiến hành điều tra một danh sách gồm nhiều chính trị gia và doanh nhân xuất chúng đang có tài khoản ở Clearstream. Rondot nói, ông đã nhận được danh sách từ Jean-Louis Gergorin, quan chức tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu là EADS trước sự hiện diện của ông Villepin. Những bản ghi nhớ lưu giữ trong cuốn sổ tay của tướng Rondot cho thấy, cái tên Nicolas Sarkozy cũng được nhắc tới trong cuộc gặp, điều mà ông Villepin luôn phủ nhận.

Tướng Rondot tiến hành điều tra và sau đó phát hiện thấy danh sách những tài khoản ở Clearstream là giả mạo.

Tháng 5 – 6: Một nguồn tin nặc danh gửi cho Renaud Van Ruymbeke, thẩm phán điều tra thương vụ bán tàu khu trục cho Đài Loan, một vài lá thư và một chiếc đĩa chứa thông tin chi tiết về các tài khoản dường như là của các cá nhân nổi tiếng của Pháp ở Clearstream. Danh sách này có cả tên Nicolas Sarkozy, Dominique Strauss-Kahn – hiện là giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Phó Chủ tịch Airbus và một vài chính trị gia, doanh nhân nổi tiếng khác ở Pháp.

Tháng 9: Các thẩm phán Pháp mở cuộc điều tra chính thức sau khi phó chủ tịch Airbus đệ đơn kiện một người đưa tin nặc danh tội bôi nhọ.

2005

Tháng 11: Sau các cuộc điều tra đối với những tài khoản bị tố cáo là nhận hoa hồng tại Clearstream, thẩm phán điều tra Van Ruymbeke xác định được rằng bản danh sách, đặc biệt là những gì gắn với Sarkozy, là giả mạo và là kết quả của một âm mưu bôi nhọ.

2006

Tháng 1: Sarkozy tuyên bố bản thân là nguyên đơn dân sự trong vụ việc. Một cuộc điều tra mới được tiến hành đối với những cáo buộc vu khống.

Xem Thêm  Đề xuất sửa Thông tư 02/2021/TT-BNV xếp lương công chức hành chính, văn thư

Tháng 5: Jean-Louis Gergorin thừa nhận là người đưa tin nặc danh đã gửi tài liệu trên cho thẩm phán Van Ruymbeke. Nhân vật này cho biết, đã nhận danh sách giả mạo từ một chuyên gia công nghệ thông tin ở EADS là Imad Lahoud.

Tháng 6: Gergorin và Lahoud chính thức bị buộc tội phỉ báng và giả mạo giấy tờ.

Tháng 12: Nhà báo Denis Robert và Florian Bourges, nhân viên hãng kiểm toán, bị buộc tội sở hữu tài sản ăn cắp và vi phạm lòng tin.

2007

Tháng 6: Tướng Rondot tường trình trước thẩm phán rằng ông Villepin nói với ông ta hồi tháng 1/2004 rằng Villepin chỉ tuân theo “chỉ thị” của Tổng thống Jacques Chirac, người luôn từ chối các cuộc xét hỏi.

Tháng 7: Thẩm phán ra lệnh lục soát văn phòng và nơi ở của ông Villepin tại Paris. Lại một lần nữa, ông Villepin phủ nhận có liên quan nhưng vẫn bị triệu tập vì “tội đồng lõa cáo buộc bôi nhọ, làm giả, sở hữu đồ ăn cắp và vi phạm lòng tin”.

2008

Tháng 11: Do nghi ngờ rằng ông Villepin đóng một vai trò trong kế hoạch làm tổn hại thanh danh của đối thủ Nicolas Sarkozy, vụ việc liên quan tới cựu Thủ tướng, Gergorin, Lahoud, Robert và Bourges được đưa ra toà án hình sự.

2009

Ngày 21/9, phiên toà xử 5 bị đơn vụ Clearstream bắt đầu.

Ai, cái gì đứng sau vụ Clearstream?

Một danh sách giả mạo về những tài khoản ngân hàng, những quan chức tình báo đứng trong bóng tối và các uỷ ban bí mật bị buộc tội âm mưu huỷ hoại sự nghiệp của Nicolas Sarkozy trước khi ông này trở thành Tổng thống Pháp: “Ai” và “cái gì” đứng đằng sau vụ Clearstream.

Nội các đen: Thuật ngữ của Pháp về một uỷ ban bí mật. Năm 2004, Yves Bertrand, lãnh đạo cơ quan tình báo của cảnh sát Pháp vào thời điểm đó, bị nghi đã thành lập một “nội các đen” theo mệnh lệnh của Tổng thống và Bộ trưởng Nội vụ thời đó là Jacques Chirac và Dominique de Villepin. Nhiệm vụ của uỷ ban này là làm mất thể diện và buộc Nicolas Sarkozy, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính, phải mất chức. Năm đó, ông Sarkozy đang có những thăng tiến về chính trị và ảnh hưởng tới tham vọng trở thành Tổng thống của ông Villepin. Sự hiện diện của uỷ ban bí mật này chưa bao giờ được công nhận chính thức.

Clearstream: Clearstream là một ngân hàng hối đoái đóng tại Luxembourg, một chi nhánh của Deutsche Borse. Nhà báo Pháp Denis Robert đã điều tra công ty này và viết 3 cuốn sách. Đó là “Những tiết lộ” năm 2001, “Hộp đen” vào năm 2002, “Cuộc điều tra” năm 2006.

Ngân hàng này là tâm điểm bê bối tài chính – chính trị liên quan tới danh sách các tài khoản giả mạo về việc một số chính trị gia cấp cao của Pháp đã che giấu những khoản tiền lại quả khổng lồ trong việc bán thiết bị quân sự.

Thương vụ bán tàu khu trục cho Đài Loan: Năm 1991, Pháp bán 6 tàu khu trục cho Đài Loan. Một cuộc điều tra bắt đầu được khởi động vào năm 2001 nhằm tìm hiểu liệu thực sự có những khoản lại quả khổng lồ từ việc bán tàu hay không. Năm 2004, Jean-Louis Gergorin, nhân vật số 2 trong công ty vũ trụ và quốc phòng châu Âu (EADS), có quan hệ chặt chẽ với chính phủ, đã trao cho Thẩm phán Renaul Van Ruymbeke danh sách những tài khoản mật ở Clearstream bị cho là đã nhận các khoản tiền lại quả.

Cơ quan tình báo: Hai quan chức trong cơ quan tình báo Pháp là nhân chứng lớn trong vụ xử.

Tướng Philippe Rondot, chịu trách nhiệm điều phối tình báo tại Bộ Quốc phòng từ 1997-2005, đã nhận được lệnh của Thủ tướng Villepin tiến hành điều tra song song về danh sách Clearstream.

Yves Bertrand đã từ lâu bị nghi ngờ về việc thành lập “nội các đen” cùng với cựu Thủ tướng Villepin nhằm huỷ hoại đối thủ chính trị Sarkozy. Yves Bertrand bị những người gần gũi với Sarkozy tố cáo là chủ mưu làm giả danh sách Clearstream.

Imad Lahoud, cựu quan chức EADS, người nắm giữ bản gốc danh sách Clearstream (không phải bản đã bị làm giả) cho Tổng cục An ninh Đối ngoại (DGSE).

Bản danh sách: Danh sách những tài khoản mật tại Clearstream, điểm khởi đầu của bê bối, được trao cho thẩm phán Renaud Van Ruymbeke liên quan tới vụ bán tàu khu trục cho Đài Loan. Danh sách này, được chứng minh là giả mạo, gồm tên một số chính trị gia Pháp cấp cao, gồm cả Sarkoyz khi đó là Bộ trưởng Tài chính.

Sổ ghi chép: Yves Bertrand và Philippe Rondot, hai nhân vật liên quan tới vụ Clearstream, có thói quen ghi lại mọi hành động, suy nghĩ, các thông tin điều tra và những mẩu đối thoại vào sổ tay. Những ghi chép này đều chỉ ra rằng cựu Thủ tướng Dominique de Villepin và cựu Tổng thống Jacques Chirac có liên quan tới bê bối. Sổ ghi chép đã bị toà án thu giữ và một số đoạn trích đã được đăng trên báo chí Pháp.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn