Tin Tức

Dự báo lũ quét: Chặng đường xa vời

Rate this post

Khoảng 10 năm trở lại đây, Nhà nước đã đầu tư không ít cho các công trình nghiên cứu cảnh báo lũ ống, lũ quét nhưng cho đến nay, vẫn chưa có dự án nào được thực thi. Đáng chú ý, Yên Bái được lắp đặt 2 trạm cảnh báo lũ tại Ngòi Thia, Ngòi Phà nhưng trong trận lũ vừa qua lại không hề đổ một tiếng chuông báo động.

  ANTĐ đã trao đổi với Giáo sư Ngô Đình Tuấn – Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Tài nguyên nước và môi trường Đông Nam á xung quanh vấn đề này.

Lũ quét bao giờ mới có thể dự báo được?

– PV: Thưa GS, chúng ta đã triển khai lắp đặt một số trạm cảnh báo lũ quét nhưng đến nay chưa có điểm nào phát huy tác dụng?

– GS. Ngô Đình Tuấn: Thứ nhất, một số điểm đã được lắp đặt trạm báo thì lũ lại không xuất hiện: Sơn La, Thái Nguyên. Sơn La trước kia lũ xuất hiện với tần suất lớn nhưng từ khi lắp đặt trạm cảnh báo đến nay lại không có lũ nữa nên chưa thể kết luận được.

Còn lại, một số điểm thì do lắp đặt đã lâu, lại lâu không xảy ra lũ bão nên sinh chủ quan. Hơn nữa, do không có ai kiểm tra thường xuyên nên dẫn đến hỏng hóc.

Thường thì máy cảnh báo được đặt ngay tại vườn nhà của chủ tịch xã, khi mưa to đạt ngưỡng có thể gây lũ thì chuông cảnh báo sẽ kêu, sau đó sẽ cho phát trên hệ thống phát thanh của xã để mọi người đề phòng, sơ tán khỏi những vùng trũng, vùng có nguy cơ sạt lở. Song, cũng cần phải nói, do lũ thường hay xảy ra ban đêm, nên có khi chuông cảnh báo kêu mà người không biết.

Mặt khác, một trạm cảnh báo lũ chỉ cảnh báo được ở một địa phương, còn trường hợp mưa từ nơi khác đổ lũ về thì máy không cảnh báo được.

– PV: Hai trạm cảnh báo lũ tại Ngòi Thia, Ngòi Phà, Yên Bái trong trận lũ vừa qua không một lần có chuông báo động, trạm cảnh báo có vấn đề?

Xem Thêm  Chính phủ thảo luận việc sửa Bộ luật Hình sự năm 2015

– GS. Ngô Đình Tuấn: Hai trạm này có thể do để lâu không ai quan tâm đến, không ai sửa sang, tu sửa nên dẫn đến han gỉ máy móc, vì vậy chuông báo động không hoạt động được. Thường thường, đã là máy móc thiết bị phải có người sửa sang thường xuyên, nhưng mình đặt lại không có người theo dõi, bảo dưỡng nên có thể bị hỏng hóc?

– PV: Như vậy, phải nói đến trách nhiệm của người quản lý vì đã để công trình, máy móc han gỉ không hoạt động được?

– GS. Ngôi Đình Tuấn: Vì đây là những đề tài khoa học nên khi hoàn thành đề tài, nghiệm thu kết quả rồi nhưng họ lại không có tiền để tiếp tục duy trì nữa. Mặt khác, chính quyền huyện, xã lại không mấy quan tâm nên thường là sau khi đề tài kết thúc, không bên nào đầu tư tiếp thành thử bỏ không.

Lẽ ra phải có cơ chế ràng buộc để khoa học được ứng dụng trong thực tế, với lại, Việt Nam cứ mỗi khi có trận lũ lớn về thì cả xã hội lại bức xúc, nhưng qua mùa lũ rồi thì lại không ai quan tâm đến nữa.

– PV: Ta đã có nhiều công trình nghiên cứu dự báo lũ quét, Nhà nước cũng quan tâm đầu tư nhưng tại sao ta không mạnh dạn xin đầu tư?

– GS. Ngô Đình Tuấn: Hiện nay, việc cảnh báo lũ quét không chỉ riêng Việt Nam mà thế giới cũng còn gặp khó khăn, cảnh báo lũ quét đối với thế giới vẫn như kiểu “thầy bói xem voi”. Hơn nữa, Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nên lũ cũng rất phức tạp, nhiều loại lũ.

Mặc dù, Nhà nước rất quan tâm và không tiếc tiền đầu tư nếu như ta làm được nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chỉ đang trong giai đoạn làm thử, mới là thí nghiệm, chưa hình thành một mạng lưới quan trắc về lũ quét. Bây giờ, thậm chí Nhà nước đầu tư để làm nhưng cũng chưa ai dám nhận.

– PV: Vậy, theo GS đến khi nào Việt Nam mới có thể cảnh báo được lũ quét?

– GS. Ngô Đình Tuấn: Dự kiến giai đoạn 2015-2020 nước ta sẽ hoàn thành cơ bản công tác cảnh báo lũ quét trên cả nước, còn trước mắt vẫn khó khăn lắm. Tuy nhiên, cũng phải nói, từ nay đến giai đoạn đó, chúng ta phải tích cực phấn đấu còn nếu không có một sự ràng buộc cụ thể giữa các bên để cùng nhau có trách nhiệm thì chưa chắc đến năm 2020 chúng ta có thể hoàn thành được.

– PV: Xin cảm ơn GS!

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn