Tin Tức

Đồng tiền đang trượt giá, có tiền nên làm gì?

Rate this post

Tác phong nhanh nhẹn, giọng nói sôi nổi, khi nói về những vấn đề kinh tế, ông Cao Sỹ Kiêm đã để lại ấn tượng về một chuyên gia tư vấn tiền tệ. Ông “mổ xẻ” tình hình lạm phát đang diễn ra hiện nay.

Có vẻ những năm tháng trên cương vị  đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đầu đổi mới (1988-1997) đã cho ông những kinh nghiệm xử lý  khá bài bản.

Ông Cao Sỹ Kiêm. Ảnh: Hồng Vĩnh

Lạm phát cao – Có lỗi  “hệ điều hành”

Những yếu tố tác động bên ngoài thì chúng ta đã biết (kinh tế thế giới xấu đi, mình là nước có yếu tố phụ thuộc cao; giá dầu và giá lương thực tăng mạnh, rồi thiên tai, dịch bệnh…) còn “nội tại” bên trong, lạm phát đến từ rất nhiều nguyên nhân: nền kinh tế, chính sách tài khóa, lỗi hệ điều hành, chính sách đầu tư công, chính sách nhập siêu.

Vào WTO, những yếu kém tồn tại của mình nó “bật” lên hết. Ý nữa, đúng là không thể phủ nhận chúng ta đã có “lỗi” trong hệ điều hành. (Cái này nói theo nghĩa rộng, nói chung của cả một hệ thống; cả của các DN, của xã hội chứ không phải chỉ có riêng Chính phủ).

Điều hành thì có mấy cái thế này: thứ nhất là dự báo thì chưa chính xác; thứ hai là phối hợp chưa đồng bộ. Đáng lẽ có 4-5 kênh như thế thì phải hoạch định đồng thời nhưng vừa qua chúng ta mới làm được có 1 kênh với ngân hàng…

Mặc dù cuối năm ngoái chúng ta đã thấy rất rõ và có một hệ thống giải pháp toàn diện nhưng do điều hành có vấn đề  nên lạm phát không những không giảm xuống mà lại tăng lên.

Thưa ông, “lỗi” trong hệ điều hành góp bao nhiêu phần vào con số  lạm phát hiện nay?

Nói chung thì không thể định lượng chính xác bao nhiêu phần trăm nhưng nếu điều hành tốt hơn, khắc phục được những điểm yếu sẵn có của nền kinh tế thì chắc chắn lạm phát sẽ không phải ở mức như thế.

Về ý kiến cho rằng một phần “lỗi” này thuộc về những bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến điều hành chống lạm phát, theo tôi cần phải có sự kiểm điểm sâu sắc của chính phủ, phải có phân tích ngược xuôi; phải nhìn nhận từng vị trí một để quy trách nhiệm, tất nhiên  phải có đánh giá toàn diện cả khách quan và chủ quan chứ không nên quy kết ngay lỗi thuộc về cá nhân ai đó.

Hệ thống ngân hàng liệu có xảy ra “đổ vỡ”?

Là người đã từng nắm giữ vị trí cao nhất trong ngành ngân hàng, ông nói gì về “sức khỏe” hiện tại của hệ thống ngân hàng? Hiện đang có mối lo ngại của người dân về việc có thể xảy ra đổ vỡ như hệ thống quỹ tín dụng ngày xưa?

Yên tâm. Mọi thứ bây giờ đã khác xa. Ngân hàng đúng là biểu hiện sức khỏe của nền kinh tế. Tất nhiên, sẽ theo thứ tự những NH nào yếu thì bị tác động trước, khỏe bị tác động sau.

Năm 2007, vốn khả dụng của nhiều NH, nhất là khối những NH thương mại cổ phần từ nông thôn chuyển lên NH thương mại cổ phần đô thị rất nhiều. Nhẽ  ra ngân hàng trung ương phải có giải pháp thông qua thị trường rút vốn về thì có thể ổn định hơn.

Nhưng trên thực tế do không rút về, cứ để vốn thừa “chết cứng” đấy, thành ra các NH có vốn thừa nhiều mới “điều” sang thị trường chứng khoán; cuối năm 2007, lại đổ thêm vào thị trường bất động sản.

Ông Cao Sỹ Kiêm năm nay 67 tuổi, hiện là Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học và Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Tại kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII, khi về quê hương Thái Bình ứng cử, ông đã đề ra chương trình hành động gồm 5 điểm trong đó nhấn mạnh:

Sẽ tham mưu và tư vấn giải quyết các vấn đề cơ bản và “bức” của hoạt động tài chính ngân hàng, chứng khoán – góp phần ổn định hệ thống tài chính tiền tệ phục vụ và quản lý tốt hơn cho phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một cách nhanh chóng hai anh này phối hợp với nhau đẩy vốn ra, làm thị trường này tăng lên nhanh, kéo theo lãi suất ảo. Và hệ quả là những NH nào lao vào những lĩnh vực này dễ bị rủi ro.

Xem Thêm  Doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản: “Đau đầu” vì thuế

Đặc biệt là những NH mới từ khối nông thôn lên, chưa có công nghệ, nhân sự thì còn thiếu và yếu mà vốn thì quá lớn…

Cái này cũng là một bài học để chúng ta cần xem xét: phát triển NH như thế nào cho nó có chất lượng…

Còn e ngại về khả năng xảy ra như đổ vỡ tín dụng trước kia, chúng ta đã có kinh nghiệm và biện pháp đề phòng rồi.

Ví dụ như là bảo hiểm tiền gửi, phòng ngừa rủi ro, đó là những dây an toàn mà chúng ta đã thiết kế theo xu hướng thị trường và người dân có thể yên tâm.

“Có tiền, nên tìm cơ hội đầu tư vào kinh doanh”

Tỷ giá giữa VNĐ và USD đang biến động mạnh theo chiều hướng VNĐ giảm giá. Ông nhìn nhận thế nào về đồng tiền của ta  trong thời điểm hiện tại và trong một tương lai gần?

Đồng tiền của mình nếu so với cái chung thì vẫn còn những yếu tố thuận lợi đấy. Chỉ số xuất khẩu của nước mình so với GDP vẫn có tốc độ tăng cao, khả năng xuất khẩu tốt.

Hiện nay thế giới có 2 vấn đề gây ra lạm phát là mất cân đối lương thực, thực phẩm và giá xăng dầu tăng cao, nhưng với ta lại có phần thuận lợi hơn.

Có thể lạc quan nhìn vào các chỉ số tăng trưởng được không khi mà  những người dân, kể cả sống ở nông thôn hay thành thị đang “nhìn thấy” đồng tiền trượt giá khá nhanh. Gần như giá tất cả các loại dịch vụ, nguyên liệu đầu vào sản xuất đều tăng mạnh?

Phải thừa nhận những cái này đang ảnh hưởng mạnh vào những người làm công, ăn lương. Đấy là vấn đề khiến Chính phủ khi xử lý lạm phát đang rất chú ý.

Cụ thể là giữ cân đối giá những mặt hàng thiết yếu không cho tăng nhiều, cố gắng để cho chính sách phúc lợi chung có điều kiện cải thiện đời sống người dân tốt hơn. Nhưng việc chia sẻ khó khăn giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân cần phải nêu rất cụ thể.

Chẳng hạn với việc tăng giá xăng dầu “ông” phải lượng hóa ra trong 1 lít xăng đó nhà nước lỗ bao nhiêu, doanh nghiệp gánh bao nhiêu, còn bao nhiêu là người dân phải chịu.

Trong tình hình hiện nay, một người đang có một khoản tiền đồng là 100 triệu,  ông khuyên họ sẽ làm gì?    

Bây giờ đúng là đô la đang tăng giá trở lại, trong khi chỉ vài tháng trước các NHTM kêu thừa, cái đó là biến động mới. Nếu có 100 triệu, trước tiên là phải chọn  xem trong tình hình này có thể đầu tư vào sản xuất không?

Nên đi tìm chỗ nào, cơ hội nào để đầu tư kinh doanh, thậm chí kể cả chứng khoán. Còn nếu không có điều kiện, trình độ kinh doanh thì phải gửi vào tiết kiệm thôi.

Ông Kiêm chợt vui khi khoe: “Tớ có đầu tư chứng khoán và đã thoát hết rồi ngay lúc đầu”

–  “Bác thoát bằng cách nào?”- “Tớ biết tình hình sẽ là như thế nên thoát  ngay khi có biến”.

Khi tôi hỏi, biết vậy sao ông không  góp ý kiến trong cuộc họp của Hội đồng tư vấn tiền tệ, ông thoáng ưu tư: “Có đóng góp  đấy chứ, nhưng cái cách điều hành của mình nó hơi lòng vòng.

Lúc đầu thì anh không quản lý gì cả để cho nó tự do, đến lúc siết vào thì đã… chậm rồi”.

Nếu chọn hình thức gửi tiết kiệm, vào lúc này, người dân nên chọn ngân hàng theo quy mô hay theo lãi suất?

Nơi nào an toàn mà lợi thì người ta có thể gửi vào, chứ không nhất thiết phải là ngân hàng lớn. NH có thể nhỏ nhưng mà có chỉ số an toàn tốt thì vẫn rất đáng tin cậy.

Theo tôi đó là  những NH có số liệu được công bố thường xuyên, có hiệu số lợi nhuận, công nghệ tốt…

Thị trường chứng khoán sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán đang sụt giảm kỷ lục, bất động sản cũng có dấu hiệu đóng băng, trước việc “tiền tỷ” bốc hơi, mọi người đang băn khoăn không biết đồng tiền đang ở  đâu.

Phải chăng nó đã nằm trong tay một số quỹ đầu cơ (hedge fund) thông qua việc buôn chứng khoán trên thị trường Việt Nam?

Chúng ta phải hiểu các nhà đầu tư nước ngoài vào đây làm gì, khi nào, nơi nào có lợi nhuận thì họ thu hái, họ làm thôi. Vừa qua đúng là có một số nhà đầu tư đã thu hái được.

Ví dụ như chứng khoán lúc mà cao tướng lên thì họ bán, khi xuống thấp thì họ mua vì họ trường vốn và có cái nhìn trung hạn, họ không hùa đám đông và họ cũng không có sự hỗn loạn theo kiểu tháo chạy.

Nói họ dẫn dắt TTCK cũng đúng vì họ nắm số lượng lớn, lại có tiền, có thông tin, trình độ để phán đoán được. 

Ông có dự đoán là thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trong năm nay không?

TTCK sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế đất nước, vì chứng khoán chỉ sôi động trên cơ sở có luồng vào, luồng ra. Các yếu tố kinh tế thông suốt vào ra một cách bình thường thì nó sẽ khởi sắc hơn lên. Còn bây giờ thì dứt khoát là sẽ còn khó khăn… 

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn