Tin Tức

Doanh nghiệp bị phạt vô lý?

Rate this post

TP.HCM, Bộ Giao thông Vận tải cần sớm trực tiếp đối thoại với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ ách tắc về cầu đường thời gian qua, hạn chế gây thiệt hại cho hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế”.

Tại hội thảo “Hệ thống cầu đường phục vụ phát triển kinh tế” do Báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức hôm qua (2-7), nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị như trên. Cũng tại hội thảo trên, nhiều vấn đề về tải trọng cầu, tải trọng trục xe, cấp phép chở quá tải được các doanh nghiệp và cơ quan chức năng đưa ra mổ xẻ và tranh cãi quyết liệt.

Định nghĩa tải trọng cầu: Vẫn rối!

Toàn cảnh buổi hội thảo. Ảnh: HTD

Ngay từ đầu, hội thảo đã “nóng” lên khi các doanh nghiệp đề nghị giải thích rõ ý nghĩa biển báo tải trọng cầu 20 tấn, 25 tấn, 30 tấn… Các thiết kế cầu thông dụng ở Việt Nam H10, H13, H18X60, H30XB80 tương ứng với các biển báo tải trọng 10 tấn, 13 tấn, 18 tấn, 30 tấn phải được hiểu như thế nào?

Xe con voi vẫn qua được cầu con kiến?

Thượng tá Võ Văn Vân – Phó phòng CSGT đường bộ (Công an TP.HCM) lý giải biển báo số 115 về “hạn chế trọng lượng xe” là để báo cấm các loại xe, kể cả các xe được ưu tiên có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua cầu. Ví dụ: Cầu Tân Thuận 1 ghi biển báo tải trọng 25 tấn mà trọng lượng toàn bộ hàng và xe trên 25 tấn là vi phạm.

Ông Phan Hiền – Phó Giám đốc Khu quản lý đường bộ 7 (Cục Đường bộ, Bộ GTVT) cũng khẳng định cầu gắn biển báo tải trọng 25 tấn nghĩa là xe chở hàng đi qua không được vượt quá 25 tấn. Tuy nhiên, theo ông Hiền, thiết kế cầu được tính cho cả đoàn xe có tải trọng 25 tấn cùng đi qua một lúc chứ không phải chỉ cho một xe tải trọng 25 tấn đi qua. Trong các thiết kế cầu, “H” chỉ đoàn xe, “XB80” nghĩa là chỉ một mình xe 80 tấn đi qua. Theo ông Hiền, cầu 25 tấn như cầu Đồng Nai mới có thể chịu một lúc tới 60 xe 25 tấn đi qua. Trường hợp một mình xe 80 tấn đi qua vẫn an toàn với điều kiện chỉ có một mình xe này qua cầu vào giờ ít xe, có giấy phép chở quá tải, giấy đăng kiểm cho phép chở tới 80 tấn.

Đi tắt: Phạt! Đi vòng: Tốn!

Ông Đậu An Phúc – Phó phòng Giao thông (Sở GTVT TP.HCM) cho rằng để né cầu Tân Thuận 1 có tải trọng 25 tấn và tuyến đường liên cảng, các xe trên 25 tấn nên chạy theo hướng vòng ra đường Nguyễn Văn Linh sang huyện Bình Chánh rồi vòng lên quận 12, quận Thủ Đức rồi quay lại quận 2 sẽ khỏi bị phạt.

Thế nhưng ông Đoàn Minh Thành – Giám đốc Công ty TNHH Giao nhận vận tải Minh Thành cho biết nói thì dễ chứ thực hiện điều đó chẳng dễ chút nào. Từ cụm cảng quận 7 chạy tắt theo đường liên cảng ra cầu Sài Gòn sang quận 2 chỉ khoảng 12 km. Còn nếu đi vòng quanh TP theo hướng dẫn của ông Phúc thì phải chạy 70 km, qua ba trạm thu phí và 29 cầu lớn nhỏ, trong đó có cầu Suối Cái tải trọng chỉ có 20 tấn. Xe chở hàng quá tải lại chỉ được hoạt động từ 23 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau. Chạy đường vòng vừa tốn chi phí xăng dầu, phí đường, lại chỉ chở được một chuyến/đêm thay vì ba chuyến/đêm nếu đi tắt. Tính trung bình đi vòng chi phí sẽ tăng hơn một triệu đồng/chuyến, chủ hàng lại không đồng ý trả thêm tiền nên doanh nghiệp vận tải không còn cách nào khác hơn là đi đường tắt, dù có thể bị phạt.

Nơi phạt, nơi tha: Không ổn!

Theo ông Võ Văn Sáng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, không chỉ riêng TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương mà các tỉnh, thành khác cũng vướng nhiều cầu yếu. Cầu Đồng Nai mỗi ngày có khoảng 120-130 ngàn xe qua lại. Theo luật, nếu xe quá 25 tấn đi qua cầu này thì phải phạt, hễ không phạt là sai. Nhưng nếu phạt thì cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu…) sẽ bị ách tắc hàng hóa, thiệt hại đó không thể tính nổi. Mà nếu không xử phạt vi phạm tải trọng cầu Đồng Nai thì sẽ có người phân bì sao cầu Tân Thuận 1 phạt mà cầu Đồng Nai lại tha?

Ông Phan Hiền khẳng định chưa thực hiện phạt quá tải cầu Đồng Nai do khách quan (không thể dừng xe lại ngay cầu để phạt được vì sẽ gây ùn tắc) chứ không phải cơ quan chức năng chủ trương “tháo khoán” cho tự do chở hàng quá tải qua cầu này. May là xe tải 30-40 tấn chạy lẫn với xe du lịch qua cầu Đồng Nai nên không sao.

Thêm biển báo sẽ hết phạt?

Ông Vân cho biết còn có biển báo 116 quy định về “hạn chế trọng lượng xe trên trục xe”. Nếu áp dụng biển báo trục xe này, ngành giao thông vận tải cần khảo sát lại tải trọng các cầu đó và có thể gắn liền một lúc hai biển báo: biển tổng trọng lượng và biển tải trọng trục. Việc gắn biển tải trọng trục để áp dụng cho các xe chở container có nhiều trục. Khi đó trọng lượng của xe đè trên mặt cầu chia cho các trục không bị quá tải sẽ không bị CSGT phạt.

Biển báo tải trọng 25 tấn: Tính cho cả đoàn xe hay chỉ một xe? Ảnh: HTD

Rối giấy phép “quá khổ”!

Đại diện Doanh nghiệp Đặng Quang Vinh (Tây Ninh) than rằng xin giấy phép cho xe quá tải, quá khổ lưu thông bị hành đủ

Ý kiến của ông Phan Hiền “chỏi” hoàn toàn với đề xuất của ông Vân. Theo ông Hiền, tải trọng trục xe chỉ áp dụng đối với mặt đường chứ không áp dụng cho mặt cầu. Kết thúc hội thảo vẫn chưa có quan chức nào gút lại được cách tính tải trọng trục xe như thế nào, có áp dụng khi qua cầu hay không.

Xem Thêm  Người nuôi bò và người tiêu dùng đều chết

thứ. Sở GTVT tỉnh Tây Ninh đòi hồ sơ phải có cả bản vẽ chiếc xe, hợp đồng vận chuyển, chứng minh doanh nghiệp nhập hàng đó có chức năng nhập hàng về Việt Nam không. Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Tây Ninh còn đòi lên tận cửa khẩu trực tiếp xem hàng coi đó có đúng là loại hàng hóa xin trong giấy phép hay không. Do phải chạy lòng vòng để bổ sung hồ sơ nên một giấy phép quá khổ, quá tải phải mất cả tháng mới được cấp. Về việc này, ông Phan Hiền – Phó Giám đốc Khu quản lý đường bộ 7 góp ý: “Sao doanh nghiệp không kiện vị lãnh đạo đó ra tòa?”.

Công ty Minh Thành còn bi đát hơn. Dù có phép chở quá tải, quá khổ do Khu 7 cấp nhưng hàng chục lái xe của doanh nghiệp này bị tước bằng lái với lỗi chở quá tải qua cầu Tân Thuận 1 và chạy tắt qua tuyến liên cảng Nguyễn Hữu Cảnh-Tôn Đức Thắng… do giấy phép không ghi tên tuyến đường này. Theo hướng dẫn của CSGT, doanh nghiệp đến Sở GTVT TP.HCM xin cấp phép lưu thông trên tuyến đường liên cảng nhưng Sở nhận hồ sơ gần hai tháng sau mới trả lời là không cấp phép được. Còn xin Khu 7 bổ sung tên tuyến đường liên cảng vào thì Khu 7 từ chối vì chưa nắm được thông tin chuẩn xác về tuyến đường này.

Xin giấy phép xe quá khổ, quá tải khó trần ai! Ảnh: HTD

Ông Phan Hiền cho biết ngày 12-5, Khu 7 đã chủ động gửi văn bản đề nghị Sở GTVT TP.HCM cung cấp thông tin về các tuyến đường do TP quản lý mà xe quá tải, quá khổ có thể đi qua nhưng chưa có phản hồi. Ông Đậu An Phúc giải thích để cung cấp thông tin về các tuyến đường cho xe quá tải, quả khổ đi được theo yêu cầu của Khu 7 không phải ngày một ngày hai là xong vì nạn ùn tắc, đào đường… không dự kiến hết được (lưu ý là xe quá tải chỉ được lưu hành vào giữa khuya – PV). Doanh nghiệp phải liên hệ Sở GTVT xin ý kiến trước về các tuyến dự kiến sẽ đi qua trước khi xin Khu 7 cấp phép. Giám đốc Công ty Minh Thành cho biết trong thời gian dùng dằng giữa các quan chức năng, các doanh nghiệp vận tải vẫn tiếp tục bị hành mà chưa có lối ra.

Kết thúc hội thảo, ông Phạm Phú Tâm – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM cho biết Báo sẽ tiếp tục theo dõi, thông tin và kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền sớm bàn bạc, tháo gỡ các vướng mắc trên cho doanh nghiệp.

Ông Mai Anh Tuấn – Cục phó Cục Đường bộ nhìn nhận hệ thống cầu đường của nước ta còn chưa đồng bộ, còn khoảng 300 cầu yếu cần sửa chữa. Văn bản về tải trọng cầu đường và xe còn nằm trong nhiều văn bản liên quan, khó theo dõi hết. Ông sẽ phản ánh lại những vướng mắc trong hội thảo cho lãnh đạo Cục Đường bộ và Bộ GTVT xem xét và có hướng giải quyết.

Thượng tá Võ Văn Sáng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai:

CSGT không phải tìm ra lỗi của lái xe và lỗi của doanh nghiệp để phạt. Ngoài cưỡng chế, xử lý còn phải tháo gỡ, tạo điều kiện để doanh nghiệp vận tải chấp hành tốt. Trừ khi doanh nghiệp cố tình vi phạm, buộc phải xử lý thì mới xử lý. Xe container không qua cầu Đồng Nai thì đi đâu? Nhưng nếu để sập cầu Đồng Nai thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước, có thể giảm tới 1% GDP. Nhưng không lẽ nhập xe đó về làm cảnh? Phải khai thác sử dụng mới có hiệu quả chứ! Chúng ta cần ngồi lại bàn tìm phương án giải quyết.

Thượng tá Võ Văn Vân, Phó phòng CSGT TP.HCM:

Hiện cầu, đường và xe không đồng bộ với nhau. Đi qua được cầu này rồi thì tới cầu kia vướng. Công ty Vissan cũng đang khó khăn vì đường đến Vissan chỉ đi được qua ba cây cầu: cầu Bình Lợi, cầu Băng Ky (12 tấn) và cầu Đỏ (5 tấn). Vậy người ta chở thịt heo cung cấp cho TP này thì sao? Đề nghị ngành GTVT khảo sát lại tất cả những tuyến đường mà các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp thường hay bị vướng để có hướng sắp xếp giao thông sao cho vừa bảo đảm an toàn nhưng phải tạo điều kiện để phát triển kinh tế.

Luật sư Trần Vũ Hải, Đoàn luật sư TP Hà Nội:

Lẽ ra các cơ quan chức năng cần tổ chức nghe doanh nghiệp phản ánh về những khó khăn sẽ gây ra cho họ, ngồi lại bàn quyết cho xe đi đường nào hợp lý, cấp phép, hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xin phép cho đúng luật. Theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, những vi phạm do khách quan, bất khả kháng thì có thể miễn xử phạt. Các doanh nghiệp đã đi xin cấp phép chở hàng quá tải, quá khổ ở các cơ quan chức năng mà các cơ quan chức năng chưa cấp cũng được xem là bất khả kháng. Đừng để các doanh nghiệp phải khổ vì sự bất cập của hệ thống cầu đường lại phải chịu khổ thêm bởi sự bất cập của các cơ quan quản lý.

Hiện có khoảng 7.000 xe chở container của TP.HCM và các tỉnh lân cận đang lưu hành tại TP.HCM. Nhiều xe sơmi rơmoóc cao 2,5 m, rộng 4,2 m khi nhập về đã vượt chuẩn tối đa của Việt Nam, thuộc diện “quá khổ chung thân”, muốn chạy đâu cũng phải có giấy phép.

Một xe ở tỉnh Tây Ninh được Sở GTVT tỉnh này cấp phép chở quá tải đến 45 tấn dù là hàng có thể tháo rời (bột mì đựng trong bao). Một xe của doanh nghiệp Đặng Quang Vinh xin phép chở một container không thể tháo rời lại chỉ được sở này cấp phép 35 tấn, thấp hơn tổng trọng tải xe và container nên giấy phép không xài được.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn