Tin Tức

“Đẩy” hàng rong vào đâu?

Rate this post

 Trong khi thành phố chủ trương qui hoạch hàng rong vào các khu vực nhất định thì ở dưới, các phường đều than rằng, không “bói” đâu ra đất cho hàng rong. Không hiểu hàng rong sẽ “nương thân” tại đâu hay sẽ phải biến mất sau khi qui hoạch được thực hiện?

Không còn đất để dang tay…

Hàng rong đứng trước tương lai bất định

Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo từng cho rằng, nếu sau này phố cổ trở thành phố đi bộ thì việc cho phép hàng rong hoạt động ở đó là hợp lí. Ý kiến này của vị lãnh đạo thành phố nhận được rất nhiều sự chia sẻ với lí lẽ, hàng rong gắn bó mật thiết với phố cổ và nhiều nước xung quanh cũng để hàng rong tồn tại trong những khu phố tương tự.

Có lẽ phải rất lâu nữa phố cổ mới hoàn toàn là phố đi bộ và thành phố đang chủ trương “qui hoạch” hàng rong vào những khu vực thuộc nhiều quận, phường khác nhau. Tuy nhiên, thực hiện điều này, vấn đề có thể thấy trước là việc xắp sếp “chỗ đứng” cho hàng rong với cấp quận, phường sẽ rất… nan giải.

Theo quyết định 02 của thành phố , sẽ có 8 khu vực hàng rong không được phép bán. Liên ngành Sở GTCC và Sở Thương mại cũng trình thành phố cấm bán hàng rong trên 62 tuyến phố văn minh thương mại… Nếu những chủ trương này thành hiện thực, hàng rong chỉ còn được hoạt động tạm thời tại các khu vực, tuyến đường, phần vỉa hè đường bộ, ngõ hẻm trên địa bàn với điều kiện không làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.

Đơn cử như tại phường Bách Khoa, Chủ tịch phường Nguyễn Thị Kim Hoà cho biết, phường đã bố trí cho những người bán hàng rong là dân trong phường bán quà sáng tại một số điểm qui định và chỉ bán theo giờ. Với hàng rong từ nơi khác đến, bà Hoa cho rằng, phường “chịu” vì không thể tìm ra đất nữa…

Gần đó, phường Kim Liên, nơi luôn có nhiều hàng rong “lướt” phố cũng ở trong tình cảnh tương tự. Phường này không biết qui hoạch thế nào cho hàng rong, khi đâu đâu cũng đã chen chúc.

Xem Thêm  "Mẹ mìn" ở bệnh viện

Ông Nguyễn Anh Cường, Chủ tịch UBND phường Kim Liên cho rằng, bình thường hàng rong đã đứng đầy trong sân các khu tập thể và đường phố, phường phải rất vất vả mới dẹp được. Nay nếu có sắp xếp cho hàng rong không cẩn thận lại phát sinh thêm chợ cóc.

Ông Cường cho biết thêm, việc lập sổ theo dõi hàng rong rất khó do hàng rong thường làm theo thời vụ, tính biến động cao. Cụ thể, những ngày rằm, lực lượng người bán rất đông nhưng qua ngày đó sẽ giảm rất nhiều.

Tại phường Cát Linh, lãnh đạo phường cho biết, phường có 2 tuyến phố cấm bán hàng rong, trong khi những điểm có thể bán hàng thì những người dân trong phường cũng đã ngồi kín, rất khó tìm ra chỗ cho người từ nơi khác đến. Điều cần nói thêm là cho đến thời điểm này, phường Cát Linh vẫn đang là phường… chưa có chợ.

Phường nào có chỗ cho hàng rong?

 

Còn một vấn đề nữa được không ít người đặt ra, nhưng chưa được những người quản lí đề cập tới, đó là người bán hàng rong sẽ di chuyển như thế nào đến những khu vực không bị cấm nếu có sự tồn tại “đan xen” giữa những khu vực cấm và không cấm, nhất là khi 62 tuyến phố lớn đã cấm hàng rong?

“Ưu tiên hàng rong cho phố cổ”

Trong cuộc họp mới đây của thành phố, ông Lâm Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho rằng, hiện quy hoạch các quận huyện đều không có đất cho chợ tạm và khi khoanh hàng rong sẽ đẻ ra chợ cóc trong các ngõ phố. Thêm nữa, chợ mọc ra ở đâu thì dân ở đó sẽ phản đối vì không ai muốn có chợ như vậy ở trước nhà mình.

Trong khi đó, với quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND quận, Hoàng Công Khôi nêu quan điểm “Hàng rong là hồn của phố cổ”. Theo ông Khôi, việc qui hoạch nên ưu tiên phố cổ tồn tại buôn bán vỉa hè, bán hàng rong, trừ những nơi vỉa hè quá hẹp, quá khó khăn cho giao thông. Trong đó, ưu tiên nhất cho hàng rong là những khu phố bảo tồn cấp 1 như Hàng Buồm, Đồng Xuân…

Ông Khôi cũng cho rằng, quyết định 02 qui định những nơi cấm bán cần phải “đảo lại” bằng cách qui định những nơi được phép bán, còn những nơi khác cấm bán. Có như vậy mới thuận tiện cho cả phía người bán hàng lẫn người quản lí.

Vị lãnh đạo quận này cũng mở rộng rằng, sự tồn tại của hàng rong xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh hệ thống bán lẻ chưa đáp ứng được như hiện nay.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn