Tin Tức

Đã đến lúc cấm sản xuất túi nylon tái chế

Rate this post

Để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, Nhà nước cần đưa ra khuyến cáo để dần đi đến cấm sử dụng túi nylon tái chế. Đồng thời, có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để giá thành túi nylon tự phân hủy phù hợp hơn với túi tiền của người tiêu dùng.

Những nguy hại mà túi nylon tái chế có thể gây ra cho sức khỏe con người và môi trường là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, làm thế nào để người dân “nói không” với túi nylon tái chế và sử dụng loại túi nylon tự phân hủy lại không hề đơn giản.

Theo các chuyên gia, hiện tại ở Việt Nam, đã có nhiều đơn vị đã làm chủ được công nghệ sản xuất túi nylon tự phân hủy. Đây là một dạng túi tương tự như túi nylon thông thường, song do được làm từ các hợp chất bột nhựa thiên nhiên nên chỉ sau hai tháng đến một năm, chúng sẽ tự tan rã vào môi trường. Điều đáng nói là sản phẩm này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, mà một trong những nguyên nhân chính là do giá thành cao.

Nhất thiết phải có tiêu chuẩn đối với bao bì, túi đựng thực phẩm, trong đó có túi nylon.

Nhà nước cần trợ giá

Việt Nam hiện có nhiều đơn vị nghiên cứu và phát triển thành công công nghệ sản xuất màng polymer, composite sợi thực vật tự phân hủy (cơ sở cho việc sản xuất túi nylon tự phân hủy). Trong đó, phải kể đến các đơn vị như Viện Hóa học công nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu vật liệu polymer, ĐH Bách khoa Hà Nội, nhóm nghiên cứu của ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM)… Màng polymer do những đơn vị này nghiên cứu, sản xuất có hình thức không khác gì so với các loại bao bì hiện nay, song mềm dẻo và có độ đàn hồi cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Chính, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ mới, một trong những đơn vị hiện đang sản xuất túi nylon tự phân hủy, cho hay: “Người tiêu dùng Việt Nam chưa mấy mặn mà với loại sản phẩm thân thiện với môi trường như thế này. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả còn cao và họ chưa quen với việc phải trả phí khi dùng túi nylon”.

Theo ông Chính, sở dĩ giá thành túi nylon tự phân hủy thường có giá cao hơn túi nylon thông thường là do vật liệu để sản xuất ra sản phẩm này có giá cao hơn vật liệu sản xuất túi nylon tái chế. “Để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, Nhà nước cần đưa ra khuyến cáo để dần đi đến cấm sử dụng túi nylon tái chế. Đồng thời, có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để giá thành túi nylon tự phân hủy phù hợp hơn với túi tiền của người tiêu dùng”, ông Chính kiến nghị.

Xem Thêm  Hà Nội chưa bỏ loa phường

Tiến sĩ Phạm Thế Trinh, Viện Hóa học công nghiệp, cũng cho biết, giá thành vật liệu polymer thường cao hơn sản phẩm nylon thường từ 10 đến 15%.

Đã đến lúc cần có sự can thiệp của Nhà nước vào công nghiệp sản xuất túi nylon. (Ảnh: Đức Long.)

Thông thường, giá màng phủ polymer khoảng 35.000 đồng một kg, trong khi sản phẩm nylon có giá khoảng 30.000 đồng một kg. “Những người bán hàng thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, còn việc túi nylon thông thường ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường ra sao không phải là vấn đề họ quan tâm”, tiến sĩ Trinh lý giải nguyên nhân dẫn tới việc người tiêu dùng vẫn dè dặt sử dụng túi nylon tự phân hủy.

Phải có tiêu chuẩn đối với túi đựng thực phẩm

Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Vĩnh Diệu, Trung tâm Nghiên cứu vật liệu polymer, ĐH Bách khoa Hà Nội, ở các nước tiên tiến, nhà nước thường có chính sách trợ giá để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất túi nylon, bao bì tự phân hủy. Nguồn kinh phí được lấy từ các dự án bảo vệ môi trường, quỹ môi trường…

“Có như vậy, túi nylon tự phân hủy mới dễ đi vào đời sống”,
 giáo sư Diệu nói và cho rằng, do người tiêu dùng đang quen với việc sử dụng túi nylon mà không phải trả phí nên ngay cả người bán hàng cũng chưa mặn mà với túi nylon tự phân hủy. Việc cần làm trước mắt là cấm hoạt động đối với các cơ sở sản xuất túi nylon tái chế không đảm bảo vệ sinh. Mặt khác, các địa phương cũng cần có quy định chặt chẽ, hạn chế việc sử dụng túi nylon tràn lan như hiện nay.

Đồng tình với quan điểm trên, tiến sĩ Vũ Văn Diện, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, khẳng định, việc sản xuất túi đựng thực phẩm nhất thiết phải có tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các quy định về quy chuẩn kỹ thuật về lĩnh vực này sẽ do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng. Sau đó, Bộ Khoa học – Công nghệ sẽ là đơn vị công bố tiêu chuẩn này.

“Khi đó, các đơn vị ban hành quy chuẩn kỹ thuật mới có cơ sở để kiểm tra doanh nghiệp sản xuất có tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn mà mình đã công bố hay không”
, tiến sĩ Diện cho hay.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn