Tin Tức

Công ty đường và tỉnh “cãi nhau”, nông dân lĩnh đủ

Rate this post

Trong các ngày 8-9 và 13.1, nhiều nông dân bán mía cho Nhà máy đường Phổ Phong (thuộc Cty đường Quảng Ngãi) hết sức ngạc nhiên khi bị nhà máy này trừ nợ mà họ không hiểu vì sao.  

Nhiều hộ nông dân đã được Nhà máy đường Phổ Phong hỗ trợ công làm đất bằng máy nhưng nay thì bị trừ nợ. Ảnh: T.Đ.

Đây là kết quả của những dích dắc không giải quyết được giữa Công ty đường Quảng Ngãi và UBND tỉnh này trong việc “hỗ trợ cho người trồng mía”.

Nỗ lực cứu cây mía

Diện tích mía ở Quảng Ngãi liên tục giảm như xe tụt dốc không phanh, từ 12 ngàn hécta cuối những năm 90 của thế kỷ trước, giờ còn 5-6 ngàn hécta khiến một nhà máy đường của Cty này buộc phải chuyển lên An Khê để “lánh nạn”. Nhằm cứu đồng mía, ngày 31.12.2007, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định (QĐ) 38 về “Quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn Quảng Ngãi, giai đoạn 2007-2010”.

Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ việc đầu tư cơ sở hạ tầng, khai hoang, cải tạo đất, dồn điền đổi thửa, hỗ trợ giống cho các HTX và bà con nông dân. Thế nhưng, tỉnh Quảng Ngãi chỉ “ban hành quyết định”, còn tiền thì chưa chịu chi mà Cty đường phải “tạm ứng trước”, tỉnh thanh toán sau. Trong hai năm 2008-2009, Cty đường Quảng Ngãi đã thực hiện đầu tư hỗ trợ trên diện tích 1.159ha với kinh phí hơn 9,7 tỉ đồng.

Tiền tỉ bỏ ra nhưng chưa thấy tỉnh có động thái gì về việc thanh toán số tiền tạm ứng, ngày 26.12.2009, Cty đường Quảng Ngãi thay vì “đòi nợ” tỉnh thì họ lại gửi công văn đề nghị tỉnh cho phép Cty được thu hồi số nợ bà con nông dân hưởng lợi từ QĐ 38 mà Cty đã ứng trước! Một lần nữa, UBND tỉnh lại “im lặng”. Thế là, Cty tiến hành… trừ nợ nông dân, gây không ít phản ứng trong các hộ trồng mía! Từ chỗ nỗ lực cứu cây mía ra chỗ gây mâu thuẫn giữa người trồng mía với nhà máy.

Xem Thêm  Nhiều hành khách của Vietnam Airlines bị “bỏ rơi” giữa đêm

Dừng ngay! Nhưng…

Ông Nguyễn Thìn, nông dân xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ đã bán cho Nhà máy đường Phổ Phong 38 tấn mía, thành tiền là 20 triệu đồng. Ngày 13.1, ông Thìn đến nhà máy để thanh toán nhưng chỉ nhận được 13 triệu, kèm một thông báo của nhà máy: Ông còn nợ 13 triệu tiền mà Cty đã đầu tư để mua hom giống, phân bón, làm đất, lần này trừ 7 triệu, lần sau trừ tiếp 6 triệu còn lại!

Ông Thìn ngơ ngác không hiểu vì sao mình bị trừ nợ, trong khi ông và nhiều nông dân khác, hai năm qua đều được nhà máy thông báo rằng toàn bộ số tiền được gọi là “nợ” kia sẽ được tỉnh hỗ trợ theo QĐ 38 ngày 31.12.2007 của UBND tỉnh!

Không riêng gì ông Thìn, 15 gia đình có mía bán cho nhà máy đường trong những ngày qua cũng đều bị trừ như thế cả. Sợ nhà máy trừ tiền, nhiều hộ có mía sắp thu hoạch ở vùng mía Đức Phổ không dám mang mía tới bán cho nhà máy, trong khi nhà máy thì rất cần nguyên liệu để ép.

Trước tình trạng này, ngày 14.1, UBND tỉnh triệu tập một cuộc họp khẩn để giải quyết vụ việc. Ông Trương Ngọc Nhi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – chủ trì cuộc họp đã yêu cầu Cty đường dừng ngay việc chặn tiền của dân bán mía đồng thời trả lại số tiền đã “trừ nợ” trong những ngày qua.

Về các khoản đầu tư hỗ trợ theo QĐ 38, nhà máy đường và các huyện phối hợp lập các hồ sơ thủ tục quyết toán, tỉnh sẽ chi hỗ trợ qua các huyện. Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng cho năm 2010, các địa phương phải lập dự án trình tỉnh trước tháng 6 để bổ sung kế hoạch vốn. Đối với dự án dùng kinh phí sự nghiệp sẽ hỗ trợ theo thực tế đến ngày 31.12.2009 chứ không phát sinh thêm.

Các huyện và Cty đường Quảng Ngãi cần có báo cáo phần việc đã thực hiện đầu tư vùng mía trong 2 năm qua. Trên cơ sở đó, tỉnh xem xét và sẽ quyết định việc đầu tư, hỗ trợ vùng nguyên liệu, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người trồng mía và nhà máy chế biến.

Lý thuyết là vậy, song để lấy được tiền “hỗ trợ” của tỉnh thì Cty đường còn phải “dài cổ” thêm một thời gian nữa. Trong khi đó, hai nhà máy đường của Cty đang vào vụ và rất cần vốn để thanh toán cho nông dân. Vì vậy, ý định “trừ nợ” chưa chắc đã thôi đối với hai nhà máy đường này.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn