Tin Tức

Công nghệ làm nón bảo hiểm giả

Rate this post

Lợi dụng kẻ hở trong việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan kiểm định, nhiều cơ sở đã tung ra thị trường nón bảo hiểm (NBH) không rõ nguồn gốc, xuất xứ được dán tem CR, CS giả bán công khai với giá 25.000 – 35.000 đồng/cái. Kết quả là các doanh nghiệp kinh doanh chân chính phải điêu đứng, còn tính mạng người sử dụng thì phụ thuộc chuyện may rủi đi đường.

>> Công nghệ làm nón bảo hiểm giả – Bài 1: “3 không” vẫn chế được nón

Có kiểm tra là có hàng giả
 
Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho biết, khi tiến hành kiểm tra tại 9 cửa hàng kinh doanh NBH, đoàn thanh tra đã phát hiện và niêm phong 224 NBH có dán tem CR và tem CS nhưng không có địa chỉ sản xuất, không có nhãn hàng hóa, không rõ xuất xứ, nguồn gốc.

Không chỉ vậy, thanh tra sở còn phát hiện tại Công ty Hùng Hậu có 500 NBH trẻ em mà theo cơ sở khai báo sản xuất trước tháng 11-2008 nhưng vẫn dán tem chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn CS (quá cũ so với quy định kiểm định chất lượng mới hiện nay là phải dán tem CR).

Đoàn cũng tổ chức kiểm tra 51 nhãn hàng hóa của 15 đơn vị sản xuất. Kết quả cho thấy, có đến 19 nhãn không phù hợp theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP. Trong đó, chủ yếu là vi phạm sở hữu bảo hộ độc quyền về kiểu dáng công nghiệp NBH (Công ty Tràng An); NBH chưa được chứng nhận đạt tiêu chuẩn nhưng doanh nghiệp đã tự dán tem CR…

Trong 15 doanh nghiệp sản xuất NBH, chỉ có 1 đơn vị sử dụng phương tiện đo (áp kế gắn trên máy nén khí). Các đơn vị còn lại thường giao cho các cơ sở tư nhân gia công các chi tiết của nón rồi đưa về lắp ráp nên chỉ sử dụng cân để kiểm tra khối lượng của nón.
 
Sở dĩ NBH kém chất lượng vẫn tồn tại là do việc quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Trước đây, doanh nghiệp sản xuất NBH tự công bố phù hợp TCVN và dán tem CS. Do vậy trên thị trường, tỷ lệ NBH không đạt tiêu chuẩn rất cao. Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ KH-CN đã ban hành QĐ số 04/2008QĐ-BKHCN về việc chứng nhận hợp quy cho NBH.

Theo đó, việc chứng nhận này sẽ do một đơn vị thứ 3 được Bộ KH-CN chỉ định thực hiện. Từng kiểu NBH trước khi đưa vào sản xuất phải được các đơn vị chứng nhận kiểm tra, nếu đạt yêu cầu, doanh nghiệp mới được phép công bố hợp quy và dán tem CR trước khi đưa ra thị trường.

Thế nhưng, sau khi có quyết định trên thì NBH dán tem CS vẫn được phép lưu thông với lý do là để các doanh nghiệp giải quyết hết hàng tồn kho có dán tem CS. Cơ quan chức năng cũng quy định điều kiện là những NBH có dán tem CS phải được kiểm tra lại về chất lượng.

Xem Thêm  Quy định về phát hành, quản lý và sử dụng thẻ đảng viên

Điều đáng nói là việc kiểm tra này lại vượt quá khả năng của các cơ quan quản lý nhà nước nên trên thị trường vẫn còn tồn tại những loại NBH dán tem CS gọi là “hàng tồn kho” nhưng thực chất là hàng kém chất lượng.

Ngưng sản xuất vì nón dỏm

Ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc Công ty TNHH SX-TM nhựa Chí Thành, bức xúc, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều NBH không rõ nguồn gốc, xuất xứ được dán tem CR, CS bán công khai với giá 25.000 – 35.000 đồng/cái. Đây là loại NBH mà nhìn qua ai cũng biết được là không đạt tiêu chuẩn vì được sản xuất hoàn toàn từ nhựa tái chế, rất giòn, dễ vỡ, không có khả năng chịu được sự va đập mạnh và dễ bị đâm xuyên.
 

Nón bảo hiểm giá rẻ bán trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc điều hành khu vực phía Nam, Công ty Nón bảo hiểm nhiệt đới Protec, các đơn vị chức năng kiểm tra chất lượng ngoài việc kiểm tra định kỳ, còn kiểm tra đột xuất; lấy mẫu ngẫu nhiên trên thị trường… Bản thân đơn vị sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu tự kiểm soát chất lượng nón trước khi xuất xưởng.

Điển hình như tại nhà máy sản xuất NBH của công ty, một chiếc nón trước khi xuất ra thị trường phải đảm bảo trải qua hàng loạt công đoạn kiểm tra, đánh giá chất lượng như thử va đập (khối lượng, độ cao rơi, yêu cầu gia hạn gia tốc), đâm xuyên, thử quai đeo, độ ổn định quai đeo, kính chắn gió, góc nhìn và phạm vi bảo vệ… Chính vì thế mà giá thành của loại nón do công ty sản xuất không thể có giá vài chục ngàn đồng.
 
Trái lại, những cơ sở sản xuất NBH kém chất lượng, không tên tuổi hoặc tên “ma” thì không phải chịu bất kỳ sự kiểm tra nào về chất lượng. Ông Nguyễn Văn Lập chứng minh, đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất chân chính phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh với hàng kém chất lượng có giá thành thấp.

Trên thực tế, tại TPHCM trong 19 doanh nghiệp sản xuất NBH bị kiểm tra thì có 4 đơn vị tạm ngưng sản xuất do gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh giá cả.

Ông Phan Minh Tân cho biết, sở đã kiến nghị UBND TP cần tăng cường thông tin tuyên truyền về trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh NBH để nhận biết và chỉ kinh doanh các NBH khi đã được chứng nhận và công bố hợp quy.

Riêng về phía Bộ KH-CN, Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần xem xét các biện pháp quản lý và chứng nhận đối với chất lượng các loại NBH đang lưu thông trên thị trường. Có thể xem xét để quy định việc kinh doanh, mua bán NBH như loại hàng hóa đặc biệt kinh doanh có điều kiện, phải bảo quản tốt đối với hàng hóa.

Đặc biệt là có biện pháp chế tài thật nghiêm đối với cả cơ sở sản xuất cũng như những người tiếp tay cho việc bán NBH “dỏm”.

Có như vậy mới chấm dứt tình trạng NBH “dỏm” bày bán tràn lan trên lề đường như hiện nay và tạo cơ hội để cho những doanh nghiệp sản xuất chân chính tồn tại. Thế nhưng đến khi nào những kiến nghị trên mới được áp dụng vào thực tế thì cả người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất NBH cần phải “nh

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn