Công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch
Hàng triệu người VN ở nước ngoài chưa thôi quốc tịch VN có thể đăng ký quốc tịch VN. Những người này có thời hạn năm năm kể từ khi luật có hiệu lực để đăng ký quốc tịch VN.
Việc đăng ký này khác với các trường hợp xin trở lại quốc tịch VN ở chỗ không cần thủ tục gì đặc biệt, có thể thực hiện đăng ký ở nước ngoài. Đó là một trong những nội dung của dự án Luật quốc tịch (sửa đổi).
Xung quanh vấn đề này, trước khi Quốc hội có những phiên họp riêng về dự án luật nêu
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường |
trên, Tuổi Trẻ đã trao đổi cùng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (ảnh) cho biết:
– Theo nguyên tắc hiện hành, Nhà nước chỉ công nhận công dân VN có một quốc tịch là quốc tịch VN, nghĩa là công dân VN không thể có quốc tịch nước khác. Nhưng thực tế nước ta có nhiều đồng bào đang định cư ở nước ngoài, hơn nữa đặt trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì nguyên tắc nêu trên là không khả thi.
Về quốc tịch, nhiều nước qui định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ nước tôi là có quốc tịch nước tôi, không cần biết huyết thống như thế nào, còn nước ta qui định cả nơi sinh và huyết thống. Tức là trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN thì cố gắng không để xảy ra trường hợp không có quốc tịch, nhưng mặt khác trẻ em có cha mẹ là công dân VN thì dù sinh ra ở đâu cũng có quốc tịch VN. Trong khi đó, đồng bào ta ở nước ngoài nhiều gia đình đã định cư đến thế hệ thứ tư, có thể họ vẫn giữ quốc tịch VN nhưng hầu như không có giấy tờ chứng minh. Như vậy nguyên tắc nêu trên cũng trở thành hình thức. Và, ở đây cách làm luật của ta là cố gắng nhìn thẳng vấn đề, sao cho qui định sát thực tế.
* Vậy, dự án luật xử lý nguyên tắc một quốc tịch theo hướng nào, thưa ông?
– Theo hướng mềm dẻo. Nếu dự án luật được thông qua, có thể chấp nhận những trường hợp đang có hai quốc tịch, thậm chí ba quốc tịch, và anh được đăng ký đàng hoàng để một mặt chúng ta dễ thống kê số liệu công dân, mặt khác để thực hiện chính sách bảo hộ công dân, tránh những tranh chấp có thể xảy ra.
![]() |
Tới đây, Việt kiều vẫn có thể giữ quốc tịch VN. Trong ảnh: Chị Hạnh Huỳnh, Việt kiều Mỹ, cùng chồng và hai con về quê ăn Tết Mậu Tý 2008 với gia đình ở Q.3, TP.HCM- Ảnh: N.C.T |
* Được biết, khoảng 75% trong số hơn 3 triệu người VN đang sinh sống ở nước ngoài đều đã nhập quốc tịch nước sở tại, nhưng chưa thôi quốc tịch VN?
– Hiện có xu hướng nhiều kiều bào về sống trong nước, họ muốn trở lại quốc tịch VN nhưng có nguyện vọng được giữ quốc tịch nước ngoài, vì các chế độ như lương hưu, bảo hiểm của họ đều ở nước ngoài. Để giải quyết, dự án luật mở ra hướng chấp nhận cho họ được trở lại quốc tịch VN.
Trong số hơn 3 triệu người VN ở nước ngoài, không kể những người vẫn có hộ khẩu thường trú trong nước, số còn lại hơn 2,5 triệu người đã ra nước ngoài từ lâu nhưng vẫn chưa thôi quốc tịch VN.
Vấn đề pháp lý đặt ra là hơn 2,5 triệu người đó có còn tiếp tục là công dân VN nữa hay không? Tinh thần của dự án luật là vẫn công nhận họ có quốc tịch VN và qui định thời hạn năm năm kể từ khi luật có hiệu lực để những đồng bào đó đăng ký quốc tịch VN.
Việc đăng ký này khác với các trường hợp xin trở lại quốc tịch VN nêu trên, ở chỗ không cần thủ tục gì đặc biệt. Chúng tôi dự tính nếu luật được ban hành, trước mắt sẽ có hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất đăng ký quốc tịch VN.
* Khi đăng ký quốc tịch VN thành công thì kiều bào được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào, liệu có được tham gia ứng cử vào các cơ quan dân cử?
– Được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân VN phù hợp với hoàn cảnh sống xa Tổ quốc. Đó là những quyền và nghĩa vụ nào thì lại do những đạo luật cụ thể qui định, ví dụ như Luật bầu cử hiện hành qui định nếu anh về nước có đăng ký tạm trú anh được đi bỏ phiếu, nhưng nếu anh muốn ứng cử đại biểu Quốc hội thì anh phải thường trú trong nước, rồi có nhận xét của nơi cư trú, phải qua hiệp thương của mặt trận… Nghĩa là nếu anh không thường trú trong nước thì anh không được ứng cử.
* Vậy trong trường hợp kiều bào đăng ký quốc tịch VN và trở về thường trú trong
* Việc đăng ký quốc tịch VN sẽ được tiến hành với các thủ tục đơn giản?
– Đúng vậy. Việc đăng ký có thể được thực hiện từ nước ngoài, nói chung trừ những trường hợp phải ngăn chặn vì vấn đề an ninh quốc gia, còn lại đều sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký quốc tịch VN. |
nước thì sao, thưa ông?
– Xu hướng là bà con đã trở về VN để định cư và thường trú thì bà con sẽ được hưởng các quyền và gánh vác nghĩa vụ như mọi công dân VN.
* Đã có những người nước ngoài xin nhập quốc tịch VN như trường hợp thủ môn Santos, vậy theo dự án luật họ có được giữ quốc tịch vốn có, thưa ông?
– Dự án luật mở rộng ra một số trường hợp người nước ngoài có thể được Chủ tịch nước cho phép giữ hai quốc tịch, trong trường hợp họ xin nhập quốc tịch VN nhưng có lý do chính đáng để xin giữ quốc tịch vốn có của họ. Đơn cử như những người nước ngoài có những đóng góp cho sự nghiệp khoa học, thể thao, văn hóa… của VN.
* Dự án luật lần này đã hướng đến việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề quốc tịch?
– Chúng tôi đã cố gắng để giảm hẳn các loại giấy tờ, thủ tục. Ví dụ khi bà con trở lại quốc tịch VN thì không bắt buộc các điều kiện chặt chẽ như trước đây là phải lấy vợ (chồng) VN, hoặc trở về định cư ở VN.
Chúng tôi chỉ qui định đơn giản trở lại quốc tịch VN là quyền của anh, và cơ bản Nhà nước tạo điều kiện cho anh thực hiện quyền và nguyện vọng chính đáng đó.
Về mặt thời gian, có cái khó là các vấn đề liên quan đến quốc tịch, không những phải giải quyết từ nước ngoài về trong nước, mà còn phải giải quyết qua nhiều cơ quan như ngoại giao, công an, tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, lên đến Chủ tịch nước, nên chúng tôi dự kiến phấn đấu rút ngắn từ một năm xuống chín tháng và từ sáu tháng xuống ba tháng, thời gian tới ứng dụng công nghệ thông tin tốt hơn thì sẽ rút ngắn nữa.
Thủ tục pháp luật