“Chiến công” trị giá hàng tỷ USD (Kỳ 6)
Nếu như bị đối phương ra đòn tấn công hạt nhân quay mô lớn, Tổng thống Mỹ và người kế nhiệm trong trường hợp ông chủ Nhà Trắng tử nạn sẽ sinh hoạt và làm việc như thế nào để đảm bảo quyền chỉ huy tối cao không bị tê liệt?
>> Siêu điệp viên không hoàn hảo
>> Siêu điệp viên không hoàn hảo: Vết trượt của lòng tham và hư danh (Kỳ 3)
>> Siêu điệp viên không hoàn hảo: Lấy chuột bắt mèo (Kỳ 4)
>> Siêu điệp viên không hoàn hảo: Sự ra đi của một vị tướng GRU (Kỳ 5)
Đây là bí mật quốc gia hàng đầu, đồng thời là vấn đề tiên quyết trong “kế hoạch bảo vệ tổng thống” của Mỹ. Nó luôn được các cơ quan tình báo trên thế giới nhòm ngó, nhưng bao năm trôi qua không ai được toại nguyện.
Paul Redmond |
Theo tiết lộ đăng trên tờ Tin điện Newsmax (Newsmax wires) của một hôn vật gần gũi với Paul Redmond, quan chức CIA phụ trách tổ đánh giá kiểm soát hành động phá hoại (thành lập để đánh giá những tổn thất gây ra bởi những tin tức tình báo Hanssen đã cung cấp cho người Liên Xô nội dung cụ thể của “Kế hoạch duy trì tính liên tục của chính phủ”. Giá trị của thông tin tình báo này không dừng ở mức vài tỉ, mà có thể lên tới cả trăm tỉ USD.
Tin này vừa loan ra lập tức gây chấn động giới truyền thông Mỹ. Họ tìm cách tiếp cận các quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ với hi vọng sẽ gặp được người nào đó biết về “Kế hoạch duy trì tính liên tục của chính phủ”. Nhưng câu trả lời mà họ nhận được hoặc là “việc này, tôi không rõ” hoặc là “tôi không được báo cáo về việc này”. Rõ ràng, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, đả động tới nó không cẩn thận sẽ rước họa vào thân, nên các quan chức Chính phủ Mỹ tỏ ra hết sức thận trọng.
Tuy vậy, giới truyền thông Mỹ không phải không tìm tra manh mối. Dẫn lời một quan chức Chính phủ Mỹ giấu tên, hãng tin UPI của Mỹ cho biết cái gọi là “Kế hoạch duy trì tính liên tục của Chính phủ” thực chất là “kế hoạch bảo vệ tổng thống” vẫn lưu truyền trong dân gian lâu nay. Nói rõ hơn, kế hoạch đó cho biết người Mỹ sẽ làm cách gì để khi chiến tranh nổ ra, các quan chức cao cấp của Chính phủ không bị “nổi da nấu thịt” trong một “chảo”, từ đó bảo đảm chính quyền hoạt động liên tục.
Một số người trong cuộc cũng chứng thực, ở Mỹ không có gì bí mật hơn “kế hoạch bảo vệ tổng thống”. Kế hoạch này bao gồm một “hệ thống định vị trung ương” theo sát hành tung của các nhân vật lần lượt thay thế ông chủ Nhà Trắng trong trường hợp bất trắc 24 giờ trong ngày và bảo đảm không bao giờ xảy ra trường hợp Tổng thống Mỹ và các nhân vật thay thế xuất hiện cùng một thời gian vào cùng một địa điểm.
Ở Mỹ, hàng năm tổng thống, phải đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội, trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ. Nếu để ý, người ta sẽ thấy mỗi khi Tổng thống Mỹ đọc thông điệp liên bang, tại hội trường, không bao giờ có đầy đủ thành viên chính phủ. Kỳ thực, đây là một trong những biện pháp đảm bảo sự hoạt động liên tục của chính phủ đề ra trong “Kế hoạch bảo vệ tổng thống”. Kho tổng thống Mỹ đọc thông điệp liên bang, tại hiện trường ít nhất phải khuyết một gương mặt nào đó trong chính phủ. Nhân vật này sẽ được bố trí ở một nơi bí mật để phòng trường hợp Đổi Capitol bất ngờ gặp thảm họa, thành viên chính phủ có mặt ở đó tử nạn hết, nhưng hoạt động của chính quyền vẫn không bị tê liệt.
Theo người điều hành trang web an ninh toàn cầu (Globalsecrity.com) John Pike, vào những năm 1980, nước Mỹ đã có một cuộc thay đổi lớn về “Kế hoạch bảo vệ tổng thống”. Nguyên nhân là cơ quan tình báo Mỹ phát hiện người Liên Xô đạt được bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực vệ tinh do thám. Dù người Mỹ có gia cố hay ngụy trang trung tâm chỉ huy thế nào cũng không “qua mặt” được các vệ tinh do thám của Liên Xô. Nếu tên lửa đạn đạo của Liên Xô tiến hàng tập kích đồng thời các trung tâm chỉ huy này, hoạt động của chính quyền Mỹ sẽ tê liệt. Ý thức được điều đó, giới chức Oashingtơn khẩn cấp ra lệnh cho các cơ quan an ninh sửa đổi ngay lập tức “kế hoạch bảo vệ tổng thống”, bảo đảm Mátxcơva không thể liền một lúc “tiêu diệt” được cả Tổng thống Mỹ lẫn các nhân vật kế nhiệm.
Rất nhanh sau đó, phương án sửa đổi đã ra lò. Các cơ quan an ninh Mỹ quyết định xây dựng trung tâm chỉ huy khẩn cấp ngầm phía dưới một vài công viên quốc gia và nơi nghỉ dưỡng. Sở dĩ họ chọn những nơi này là bởi việc đảm bảo ít nhất một người trong số các nhân vật chóp bu, gồm tổng thống và những người kế nhiệm theo luật định có mặt ở những địa điểm trên không phải là chuyện khó. Một khi nước Mỹ bị dính đòn tấn công hạt nhân, nhà lãnh đạo may mắn sống sót có thể tới được trung tâm chỉ huy khẩn cấp trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, việc xây dựng trung tâm chỉ huy khẩn cấp ở những nơi trên ít gây sự chú ý của đối phương.
Theo bố trí, Tổng thống Mỹ và cố vấn sẽ ngồi trên một chiếc xe chở hàng hoặc một chiếc xe nào đó không quá khác biệt so với những chiếc xe đang chạy trên đường. Theo sát họ là một chiếc xe tải 18 bánh. Khi tới công viên quốc gia hoặc trung tâm chỉ huy khẩn cấp cụ thể nào đó, họ lập tức được đưa vào một boong ke ngầm được gia cố đặc biệt, bắt tay vào việc chỉ huy thực hiện đòn giáng trả hạt nhân.
Có thông tin cho rằng vào cuối những năm 1980, quân đội Mỹ đã xây dựng ít nhất một trung tâm chỉ huy khẩn cấp như vậy ở thung lũng Shenandoah thuộc bang Virginia. Thứ tự ưu tiên tiếp quản quyền chỉ huy tối cao trong trường hợp Tổng thống Mỹ gặp nạn là Phó Tổng thống, Chủ tịch lưỡng viện Quốc hội, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Nội vụ…
Sau nhiều năm nghiên cứu, Paul Bracken-một nhà khoa học chính trị nổi tiếng tại đại học chính trị nổi tiếng tại đại học Yale (Mỹ), đồng thời là một chuyên gia về vấn đền kiểm soát, chỉ huy hạt nhân – cũng phát hiện vào những năm 1980, “Kế hoạch bảo vệ tổng thống” của Mỹ đã đ ược sửa đổi. Đây là mọt phần trong các biện pháp bảo vệ sự sinh tồn của ông chủ Nhà Trắng.
Cả Pike và Bracken đều cho rằng việc nước Mỹ đề ra “Kế hoạch bảo vệ Tổng thống” và chọn chiến thuật “cáo già đào nhiều hang” không có gì mới mẻ. Bởi sau khi Chiến tranh Lạnh được triển khai, CIA phát hiện Liên Xô đã xây đựng một công trình ngầm cực kỳ kiên cố phía dưới những khu vui chơi, nghỉ dưỡng ở ngoại ô Mátxcơva và bên bờ biển Blatic mà khả năng lớn nhất của nó là dùng làm trung tâm chỉ huy chiến tranh hạt nhân khẩn cấp. Sự thực sau này chứng minh CIA đã đúng. Ở núi Yamantau thuộc dãy Urai, Liên Xô đã cho xây dựng một trung tâm như vậy và ngày nay nó vẫn là trung tâm chỉ huy chiến tranh hạt nhân khẩn cấp của quân đội Nga.
Pike tỏ ra không ngạc nhiên khi nghe tin Hassen đã bán bí mật về “Kế hoạch bảo vệ tổng thống” cho Liên Xô trước đây và sau này là Nga. Bởi rõ ràng lúc nào thì những tin tình báo liên quan tới vấn đề này đều thuộc trọng điểm thu thập của các điệp viên của hai cường quốc này. Đồng thời, việc sử dụng gián điệp để đoạt lấy nó tỏ ra tin cậy hơn nhiều so với những bức ảnh do vệ tinh do thám chụp.
Thủ tục pháp luật