Tin Tức

Chậm tiến độ, chuyện thường ở “điện”

Rate this post

Theo thống kê về các nguồn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm nay, nhu cầu bổ sung nguồn điện mới đã bị “hụt” mất  hơn 1.000MW, tương ứng 37% kế hoạch năm.

Trao đổi với VietNamNet, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn EVN đã xác nhận điều này. Đây là một thực tế nằm ngoài tẩm kiểm soát của các chủ đầu tư nguồn điện.

Tiến độ của nhiều nguồn điện thuộc EVN và do EVN nắm giữ cổ phần chi phối đã phải lùi lại ít nhất 1 năm so với kế hoạch đề ra trong Tổng sơ đồ 6.

Mô tả ảnh.

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 vẫn vận hành chưa ổn định (Himanjsc.vn)

EVN có 14 nhà máy thuỷ điện và 9 nhà máy nhiệt điện than dự kiến vận hành trong khoảng thời gian từ năm 2010-2015. Trong số này, đã có 13 nhà máy bị lùi tiến độ vận hành ít nhất 1 năm và 1 nhà máy là thuỷ điện Thác Mơ, tại Bình Phước đang phải xem xét lại hiệu quả dự án để cân nhắc việc tiếp tục triển khai.

Nằm trong kế hoạch phát điện vào năm 2009, tính đến thời điểm này, có 5 nhà máy không còn kịp tiến độ và phải lùi thời gian phát điện sang năm 2010. Đó là nhà máy thuỷ điện là Bản Vẽ (160MW) tại Nghệ An, Thuỷ điện An Khê Kanak (173 MW) tại Bình Định Gia Lai, thuỷ điện Đồng Nai 3 (180MW), tại Lâm Đồng và Đăk Nông.

Đặc biệt là 2 nhà máy nhiệt điện lớn của miền Bắc cũng chậm 1 năm là nhiệt điện Quảng Ninh I (300MW) và nhiệt điện Hải Phòng 2 (300MW).

Với việc “chậm tiến độ” như trên, hệ thống điện quốc gia đã bị hụt mất 1.113MW so với tổng nhu cầu cần bổ sung là 2.969 MW trong năm nay, tương đương tỷ lệ việc cung ứng điện của năm đã bị “lỡ” mất  37% so với kế hoạch.

Đây là lượng công suất nguồn không hề nhỏ trong bối cảnh cả nước luôn trong tình trạng không có công suất dự phòng hiện nay. Đặc biệt, con số trên mới chỉ thống kê trên tổng số các công trình điện của EVN, chưa tính các nguồn điện của các chủ đầu tư khác.

Tổng công suất điện vào chậm này còn lớn hơn cả công suất nguồn điện mới bổ sung của năm 2006 (770MW), năm 2007 (564MW) và năm 2008 (852MW).

Ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Bộ Công Thương nói, việc lùi tiến độ là một điển hình của Quy hoạch điện 6. Khi 1 nhà máy đã chậm hạng mục tới một năm thì sẽ kéo theo, chậm tiến độ phát điện của cả nhà máy trong toàn giai đoạn.

Xem Thêm  Điều kiện trở thành hiệu trưởng, hiệu phó trường cấp I, II, III

Tiến độ …“chạy” theo nhà thầu

Tám tháng đầu năm, 5 tổ máy được đưa vào vận hành với tổng công suất là 994MW, mới đáp ứng 36% mục tiêu bổ sung nguồn điện mới: tổ máy 1 nhiệt điện Ô Môn (330MW), tổ máy 1 thuỷ điện Buôn Kuốp (140MW), tổ máy 2 thuỷ điện Sông Ba Hạ (110MW), khôi phục tổ máy 2 thuỷ điện Tuyên Quang (114MW) và nhiệt điện Uông bí mở rộng 1 (300MW).

Đến cuối năm, EVN sẽ hoàn thành chạy thử nghiệm và đưa vào vận hành 3 tổ máy với tổng công suất là 650MW: tổ máy 1 thuỷ điện Pleikrông, tổ máy 1 nhiệt điện Quảng Ninh 1 và tổ máy 1 nhiệt điện Hải Phòng 1.

Năm 2010 sẽ đưa thêm cho hệ thống điện quốc gia 2.130MW.

Đây là một thực tế diễn ra ở nhiều công trình nguồn điện. Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn EVN khẳng định, nguyên nhân chậm tiến độ thì có rất nhiều nhưng chủ yếu là do khách quan từ phía các nhà thầu.

Ông Tri nói, khi lạm  phát xảy ra năm 2008, nhiều nhà thầu đã bộc lộ rõ tình trạng tài chính kém, phải giãn tiến độ thi công vì không có tiền mua vật liệu.

Về điểm này, EVN cũng đã báo cáo Bộ Công Thương. Ví dụ điển hình cho việc nhà thầu cung cấp bản vẽ công nghệ và thiết bị dự án chậm, lại không đồng bộ là ở thuỷ điện Pleikrông.

Với 4 công trình điện trọng điểm phải khởi công trong năm nay, “sự chậm trễ” đã biển hiện ở ngay việc vay  vốn, đấu thầu.

Ông Tri cho biết, tại dự án nhiệt điện Mông Dương 1 (1.000MW), kế hoạch khởi công dự án là vào tháng 12/2009 nhưng mãi đến tuần tới, EVN mới có thể nhận được bản phê duyệt cho vay vốn của Ngân hàng ADB.

Do đó, kế hoạch phát hành hồ sơ mời thầu cũng bị đình lại và nếu đấu thấu đạt kết quả tốt thì may ra, quí I năm 2010 mới khởi công dự án này.

Còn ở dự án nhiệt điện Nghi Sơn 1 (600MW), mặc dù đã mở thầu, đấu thầu  nhưng mới đây, chủ đầu tư EVN đã đề xuất Bộ Công Thương huỷ thầu để mở lại gói thầu lần 2. Ông Tri nói, nhà thầu chào giá quá cao, nếu chấp nhận thì giá điện sẽ đắt theo. Tại dự án này, các nhà thầu đã chào tới 1.700-2.300USD/kW. Vì vậy, EVN buộc phải chấp nhận dự án “treo” thêm một thời gian nữa.

Hàng loạt công trình điện khác cũng bị “tắc” ở khâu giải phóng mặt bằng, điều kiện thời tiết không thuận lợi…

Có thể thấy, với tình hình này, chắc chắc, các nguồn điện lớn sẽ tiếp tục bị chậm vào các năm tiếp theo. Tác động dây chuyền là không tránh khỏi. Quy hoạch điện 6 dù mới đi được 2 năm nhưng nguy cơ bị “vỡ” tiến độ là đã được các chuyên gia ngành điện tiên liệu trước.

Vì vậy, áp lực cho việc đáp ứng nhu cầu điện sẽ ngày càng căng thẳng. Theo ông Tạ Văn Hường, tất cả những thiếu sót này sẽ được phân tích, đánh giá kỹ để việc xây dựng Quy hoạch điện 7 tốt hơn. 

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn