Tin Tức

Cảnh sát Môi trường phá nhiều vụ trong cảnh… ít quyền lực

Rate this post

Sau 2 năm thành lập, lực lượng Cảnh sát Môi trường (CSMT) cả nước đã phát hiện 750 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tổng số tiền xử phạt lên tới trên 130 tỉ đồng.

Thông tin trên được đưa ra trong Hội nghị chuyên đề trật tự xã hội và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm môi trường do Bộ Công an tổ chức ngày 12/11, tại Hà Nội.

Theo đánh giá của Bộ Công an, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn biến rất phức tạp, phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Vụ Công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải là điển hình cho hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Cụ thể, nhiều vụ nhập khẩu công nghệ, máy móc, phế liệu, rác thải bị phát hiện, điều tra như vụ Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long Vinashin nhập 21 máy biến thế cũ chứa chất độc hại; vụ Công ty Anh Trang, Công ty Thế kỷ mới nhập 2.500 tấn thép phế liệu; Công ty cổ phần Kim Chính nhập 74 container giấy phế liệu lẫn tạp chất.

Buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm thì có vụ nhập 2,8 tấn rắn và trên 500 con rùa tại Quảng Ninh; chuyển khởi tố 2 vụ án, 3 bị can trong hai vụ mua bán sừng tê giác tại Hà Nội; vụ Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Talu nhập 23 tấn têtê đông lạnh. Các địa phương như Tuyên Quang, Quảng Trị, Quảng Bình, Tây Ninh phát hiện tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã diễn ra rất phức tạp.

CSMT cũng phát hiện nhiều hành vi thu gom, mua bán chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện: Việt Đức, Bạch Mai, K, Chợ Rẫy, Hùng Vương. Trong nửa đầu năm 2008, tuy chưa phát hiện vụ nào nghiêm trọng nhưng vẫn xảy ra tình trạng tư nhân thu mua chất thải y tế nguy hại quy mô nhỏ do nhân viên bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tuồn ra ngoài thu lợi bất chính.

Điển hình như vụ Nguyễn Thị Hôm cấu kết với Lê Xuân Hiền là nhân viên Bệnh viện Lao Trung ương để thu gom, mua bán trái phép chất thải y tế nguy hại; thậm chí đưa bệnh phẩm vào rác thải sinh hoạt (vụ Khoa Phẫu thuật – Đại học Y Hà Nội đưa bệnh phẩm vào bãi rác của Bệnh viện Giao thông vận tải).

Điển hình cho hành vi gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí nghiêm trọng là vụ Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải; Nhà máy Miwon và Nhà máy Giấy Việt Trì xả nước thải ra sông Hồng; vụ Nhà máy tàu biển Huyndai Vinashin tập kết hạt xỉ đồng và đổ chất thải ra môi trường; Công ty TNHH Sông Xanh chôn lấp hơn 4.600m3 chất thải và cát nhiễm dầu.

Xem Thêm  Đã nên đánh thuế nhà ở?

Trong khi đó, trên thực tế, cả nước có 192 khu công nghiệp, trong đó có khoảng 70% chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

Lực lượng CSMT Hà Nội phát hiện vụ thu gom ắc quy cũ nát tại Đông Anh (Ảnh: C.M).

Nhiều tổ chức, cá nhân tuy được cấp phép hành nghề thu gom, vận chuyển xử lý chất thải nguy hại nhưng lại vi phạm dưới hình thức: ký hợp đồng với các doanh nghiệp khác không có chức năng để làm việc này, chôn lẫn với rác thường nhằm giảm chi phí, thu lợi. Như vụ doanh nghiệp tư nhân Hưng Nhung thu mua trên 100 tấn ắc quy chì cũ từ Nam ra Bắc; Công ty Sonadezi (Đồng Nai) lưu giữ trái phép trên 5.300 tấn chất thải nguy hại…

Lực lượng CSMT đồng thời đã phát hiện, chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan điều tra khởi tố nhiều vụ buôn bán, vận chuyển lâm sản và hủy hại rừng như vụ hủy hoại rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tàkú; vụ phá rừng phòng hộ thủy điện Khe Diên; vụ Phạm Văn Luật (Hà Tây cũ) thu mua, xuất khẩu hơn 200m3 gỗ pơmu sang Đài Loan.

An toàn vệ sinh thực phẩm thì có vụ Công ty TNHH Lương thực – Thực phẩm Á Châu AC Food sản xuất, bán ra thị trường trên 52 nghìn hộp sữa kém chất lượng tại 18 tỉnh (từ Quảng Bình vào phía Nam); vụ phát hiện 3 cơ sở sản xuất kẹo chứa bột đá tỉ lệ cao tại Hoài Đức (Hà Nội).

Trong khuôn khổ hội nghị chuyên đề này, đại diện CSMT cũng đưa ra nhiều khó khăn của lực lượng trong công việc thực tế.

Đó là, dù phát hiện nhiều, song cái khó cho lực lượng CSMT hiện nay là chưa có quy định cho lực lượng này được tham gia thẩm định đối với những dự án có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 cũng chưa quy định thẩm quyền điều tra của lực lượng CSMT nên CSMT chưa phải là cơ quan điều tra chuyên trách, chỉ tổ chức điều tra trinh sát, việc điều tra theo thủ tục tố tụng phải giao cho cơ quan khác có thẩm quyền.

Ngoài ra, trong Bộ luật Hình sự năm 1999, các khái niệm định tính, định lượng như: “gây hậu quả nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”, “ô nhiễm nghiêm trọng” còn khá chung chung, chưa có tiêu chí hướng dẫn để xem xét trách nhiệm hình sự của đối tượng vi phạm.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn