Tin Tức

Cần thỏa thuận để tránh tranh chấp?

Rate this post

Việc “phá dỡ nhà phải xin phép hàng xóm”:

Luật Xây dựng quy định khi phá dỡ công trình phải theo giải pháp được duyệt, đảm bảo an toàn vệ sinh và môi trường. Để cụ thể hóa quy định này, Thông tư 12/2005 của Bộ Xây dựng yêu cầu giải pháp tháo dỡ phải được sự thỏa thuận của hàng xóm (nhà liền kề hoặc lân cận) khi sự phá dỡ có thể ảnh hưởng đến công trình lân cận.

Thành phố triển khai thông tư này bằng Chỉ thị 09 ngày 27-03-2007. Theo đó, phương án phá dỡ phải thông báo cho các chủ hộ liền kề và lân cận để có sự đồng thuận. Nếu các chủ hộ này không có khả năng xem xét thì có thể nhờ tổ chức tư vấn và chi phí này do người có công trình phá dỡ chi trả.

Như vậy, có thể hiểu rằng theo Chỉ thị 09, tất cả các trường hợp khi phá dỡ để xây dựng nhà mới, chủ đầu tư phải xin phép và được sự đồng ý của hàng xóm. Quy định này đã gây nhiều phản ứng, người dân cho rằng đây là yêu cầu vô lý và thiếu khả thi. Chẳng hạn nhà lân cận là thế nào?

Không lẽ hai nhà cách nhau một con hẻm mà cũng phải thỏa thuận? Giả sử có một nhà hàng xóm nào đó không chịu hoặc cố tình vòi vĩnh… thì không lẽ phải dừng luôn việc xây dựng?…

Trả lời báo chí, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) Trần Chủng cho rằng chỉ thị này đã triển khai đúng với tinh thần của Thông tư 12 vì quy định quá chi tiết, làm người dân hiểu nhầm. Ông cho biết đã trao đổi với Sở Xây dựng để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Ngày 05-05-2007, UBND TP có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng rà soát lại các văn bản có liên quan để điều chỉnh Chỉ thị 09 cho đúng với quy định tại Thông tư 12. Đây là sự rà soát và điều chỉnh cho khớp luật chứ không phải “bỏ quy định thỏa thuận” như có dư luận hiểu nhầm.

Sở Xây dựng: Chỉ làm theo hướng dẫn của Bộ. 

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết khi đọc quy định về việc phải có sự thỏa thuận của hàng xóm về giải pháp phá dỡ của Thông tư 12. Sở đã nhận thấy đây là một việc làm khó khăn. Chẳng hạn, nếu ký thỏa thuận rồi mà bên phá dỡ làm thiệt hại thì không lẽ không được đòi bồi thường nữa? Nếu hiểu như vậy thì ai mà dám ký. Hoặc giả sử nếu có nhà hàng xóm nào đó không chịu ký thỏa thuận thì không lẽ bó tay?

Vì thế, ngày 29-12-2006 Sở đã có văn bản hỏi ý kiến Bộ Xây dựng trước khi ban hành chỉ thị. Sau đó, Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn. Theo đó, trước khi phá dỡ công trình thì chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn thực hiện việc chụp ảnh, quay phim, khảo sát, đo vẽ hiện trạng các nhà hàng xóm (liền kề và lân cận). Biên bản phải lập tại hiện trường, có chữ ký của các bộ này. Phương án phá dỡ phải thông báo cho các chủ hộ liền kề và lân cận để có sự đồng thuận… Sở Xây dựng đã “bê” đúng ý các hướng dẫn này thành quy định tại Chỉ thị 09 và trình thành phố, không thêm bớt gì cả.

Xem Thêm  Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế xây dựng phương án tiêm vaccine cho học sinh

Do đó, Sở Xây dựng cho rằng nội dung của Chỉ thị 09 đáp ứng tất cả những quy định của Thông tư 12 và văn bản hướng dẫn. Ông Nguyễn Văn Hiệp cho biết Thông tư 12 thì có nói “nếu việc phá dỡ có thể gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận” thì mới cần sự thỏa thuận của hàng xóm. Nhưng trong văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng này thì không loại trừ trường hợp nào. Bởi không biết thế nào là “có ảnh hưởng” hay không. Chỉ thị 09 chỉ tuân theo đúng hướng dẫn chứ không phải làm khó hơn thông tư.

Hướng dẫn việc thỏa thuận, mọi việc sẽ đâu vào đó

Chính vì thế, Sở Xây dựng kiến nghị thành phố không điều chỉnh Chỉ thị 09 mà giao cho Sở Xây dựng ban hành hướng dẫn chỉ thị này. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hiệp – Phó Giám đốc sở Xây dựng cho rằng không thể bỏ quy định “phải có sự thỏa thuận của hàng xóm khi phá dỡ công trình”. Bởi theo lịch sử và đặc thù phát triển của thành phố ta, việc nhà này xây ken đặc nhà kia, cơi nới, mượn tường, chung đường ống thoát nước, đường điện… là phổ biến. Do đó, khi nhà này phá dỡ thì cũng phải có sự thỏa thuận với nhà kia để tránh tranh chấp, thiệt hại. Hơn nữa, Thông tư 12 của Bộ Xây dựng vẫn cóhiệu lực thì sao thành phố bỏ yêu cầu về việc thỏa thuận này được.

Trong Thông tư 12 lẫn Chỉ thị 09 quy định về iệc thỏa thuận với hàng xóm mới được phá dỡ nhà quá mơ hồ. Văn bản không nêu được khi nào cần thỏa thuận, khi nào không cần. Các hộ liền kề là sao, lân cận là sao. Thế nào là việc phá dỡ có ảnh hưởng đến các công trình liền kề… Chẳng hạn trong trường hợp hai nhà tường riêng, điện nước riêng… thì sao lại phải xin phép hàng xóm mới được tháo dỡ… Rồi trong trường hợp không thỏa thuận được thì giải quyết thế nào phải được cụ thể hóa. Bởi lẽ khi người dân đã có chủ quyền nhà đất thì phải có quyền lợi và được nhà nước bảo hộ.

Do đó, vấn đề cốt yếu ở đây là quy định thỏa thuận với hàng xóm phải được làm rõ, cụ thể tới mức tối đa để tránh hiểu lầm và dễ thực hiện.

Ông Hiệp cho biết thêm Sở đang chỉ đạo soạn thảo hướng dẫn Chỉ thị 09. Nếu được thành phố chấp thuận đề xuất, Sở sẽ gửi dự thảo này cho 24 quận, huyện để góp ý. Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng giúp xem xét, thẩm định những nội dung của yêu cầu thỏa thuận trong hướng dẫn trước khi ban hành.

Việc cụ thể hóa quy định “thỏa thuận” khi phá dõơ nhà với các hộ liền kề sẽ tránh nhiều phức tạp trong xây dựng?Ảnh: HTD

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn