Tin Tức

Bệnh viện lâm vào cảnh hụt thuốc, “đứt hàng”!

Rate this post

DS. Nguyễn Thị Lầu – Trưởng khoa Dược Bệnh viên Từ Dũ vừa cho biết, từ đầu năm đến nay, bệnh viện luôn trong tình trạng thiếu hụt thuốc. Có loại thuốc thiếu gần 10 ngày, có loại thuốc đặc trị thiếu suốt 6 tuần.

Mua thuốc tại nhà thuốc BV Từ Dũ (Ảnh: H.Cát)

Tại Bệnh viên Từ Dũ, từ Ban Giám đốc đến Khoa Dược đang lo sốt vó vì các công ty dược giao thuốc cầm chừng do: không sản xuất kịp, tạm ngưng sản xuất để nâng cấp, hàng đang về…

Đến cuối tháng 3/2008, các hợp đồng đấu thầu thuốc cũ của năm 2007 đã được thanh lý, bệnh viện bắt đầu áp dụng giá thầu mới vào cuối tháng 4 (95% thuốc mua theo hợp đồng đấu thầu). Trong gói thầu mới, khoảng 30-40% mặt hàng thuốc cả nội và ngoại đã được điều chỉnh tăng giá từ 10-15% so với giá trúng thầu của năm 2007.

Tuy nhiên, theo BS. Huỳnh Thị Thanh Thuỷ – PGĐ Bệnh viện Từ Dũ, sau khoảng gần hai tháng áp dụng thầu mới, đến đầu tháng 6 vừa qua, Bệnh viện đã nhận được một số cuộc điện thoại không chính thức từ các công ty dược và một công văn chính thức của Công ty Sapharco về việc điều chỉnh hiệu lực hợp đồng thầu 2008.

Theo Công ty Sapharco, tỷ giá đồng ngoại tệ như UDS và euro đang tăng rất cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dược, trong khi thuốc trên thị trường trong nước đa số là nhập khẩu hoặc có nguồn gốc nguyên liệu ngoại nhập.

Chính vì vậy, Công ty này cho biết, trong các hợp đồng trúng thầu cung cấp thuốc năm 2008 mà họ đã và sẽ với bệnh viện, doanh nghiệp chỉ cố gắng hết khả năng để cung cấp đủ số thuốc đã cam kết với giá trúng thầu tới ngày 31/12/2008. Sang 2009, nếu tiếp tục cung ứng thì hai bên phải ký kết hợp đồng mới, vì khi xây dựng giá tham gia thầu từ tháng 2/2008, Công ty Sapharco không lường hết yếu tố khách quan và bất khả kháng như hiện nay!

Cho đến thời điểm này, việc cung ứng thuốc vẫn diễn ra suôn sẻ, ngoại trừ một vài trường hợp không cung ứng thuốc kịp thời. Một số loại thuốc đặc trị đã bắt đầu lâm vào cảnh “đứt hàng”. Có loại thuốc thiếu khoảng 10 ngày, có loại thuốc thiếu suốt 6 tuần lễ. Trong đó có nhiều loại thuốc đầu tay của bác sĩ sản khoa.

Xem Thêm  “Thầy trò” Huỳnh Ngọc Sĩ bị đề nghị 5

Ví dụ, Ephedrin 10mg (thuốc nâng huyết áp cho bệnh nhân gây tê ngoài tuỷ sống) do Việt Nam sản xuất, trung bình mỗi tháng BV Từ Dũ sử dụng từ 3.000-4.000 ống, với giá 1.000 đồng/ống. Thuốc tiêm Hydralazine 20mg, điều trị cao huyết áp cho sản phụ tiền sản giật, sản giật. Hay Salbutamol 1mg, đặt hậu môn chống dọa sanh non…

Người nhà của chị Vũ Thị T. T. điều trị ung thư vú tại BV Ung bướu từ đầu năm 2008. Cho đến nay, chị T.T. phải mua 6 lần toa thuốc, trị giá hơn 3 triệu đồng. Thuốc đặc trị tăng giá càng làm lao đao người bệnh như chị. (Ảnh: H.Cát)

Các công ty dược đã đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: không sản xuất ra kịp, nhập khẩu hàng về chưa kịp, nhà sản xuất không giao kịp hàng, đang tạm ngưng để nâng cấp nhà máy. Còn các nhà nhập khẩu cho biết hàng đang được đưa xuống tàu, hàng chưa về tới…

Trước mắt, đối với những nơi còn cung cấp hàng đều đặn, Bệnh viện sẽ tăng cường thêm nguồn thuốc để dành. Còn đối với những nơi bắt đầu cung ứng cầm chừng, bệnh viện sẽ phải thuyết phục, năn nỉ.

Trong khi đó, DS. Hà Thu Điểm – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu cho biết, hiện tại thuốc dự trữ của gói thầu cũ 2007 đã được sử dụng đến hết tháng 5/2008. Bắt đầu từ tháng 6, Bệnh viện sẽ phải lấy thuốc theo kết quả đấu thầu năm 2008. Thuốc đặc trị rẻ nhất được sử dụng tại bệnh viện có giá 20.000 đồng/ống, còn loại thuốc đắt nhất khoảng 30.000.000 đồng/lọ.

Cũng cùng nỗi lo “thiếu thuốc” với Bệnh viện Từ Dũ, DS. Điểm cho biết, chỉ sợ từ sau 30/6 cho đến cuối năm, trong thời gian điều chỉnh giá, không loại trừ khả năng các công ty dược có thể giao thuốc từng ít một.

Vì vậy, để tránh những xáo trộn giá về hợp đồng đấu thầu, BS. Lê Hoàng Minh – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu cho rằng, Nhà nước nên bao cấp cho các cơ sở nhằm bảo đảm hoạt động điều trị ở bệnh viện. Đồng thời cũng tránh được việc bệnh nhân tìm mua các loại thuốc trôi nổi trên thị trường, thuốc xách tay không bảo đảm chất lượng.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn