Áp thuế hợp lý để thu hút đầu tư
Dự thảo Luật Thuế Tài nguyên (TN) đã được xây dựng, đang trong giai đoạn lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp (DN). Theo quan điểm của Ban soạn thảo, Luật Thuế TN sẽ góp phần quan trọng nhằm ổn định nguồn thu cho ngân sách, đồng thời hạn chế tình trạng “chảy máu” TN. Việc đưa ra những mức thuế suất hợp lý sẽ tạo sự công bằng giữa các chủ thể đang khai thác TN, đồng thời khuyến khích DN sử dụng hiệu quả nguồn TN quốc gia…
Luật Thuế TN sẽ góp phần hạn chế tình trạng “chảy máu” tài nguyên, đồng thời khuyến khích DN sử dụng hiệu quả nguồn TN quốc gia. |
Nước, rừng, thủy sản, các loại khoáng sản quý hiếm là những TN đang được khai thác với số lượng ngày càng lớn. Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn TN thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, việc xây dựng, ban hành Luật Thuế TN là cần thiết. Tại hội thảo góp ý xây dựng Luật Thuế TN diễn ra đầu tháng 9 tại Hà Nội, TS Nguyễn Đình Chiến, Học viện Tài chính cho biết, mục tiêu quan trọng khi xây dựng Luật Thuế TN là điều tiết công bằng giữa những chủ thể khai thác nhằm bảo đảm sự cân đối trong quá trình phân phối các nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, theo phản ánh của DN, còn nhiều bất cập xung quanh những mức thuế suất thuế TN được đưa ra tại dự thảo này.
Ông Phạm Chí Cường, đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, Hiệp hội đồng tình với việc khi tính thuế TN sẽ căn cứ vào sản lượng TN thực tế khai thác. Tuy nhiên, khung thuế suất đối với khoáng sản kim loại chỉ nên giữ tối đa là 15%. Bởi nếu đánh thuế TN quá cao, tính cạnh tranh của sản phẩm sẽ kém, vì giá thành sản phẩm sẽ cao lên. Thêm vào đó, hầu hết khoáng sản kim loại của nước ta nằm ở vùng sâu, vùng xa, khó khai thác. Thuế suất quá cao sẽ không khuyến khích DN đầu tư cho khai thác, thậm chí dễ dẫn đến tình trạng trốn thuế. Đại diện Ban pháp chế Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Vũ Khắc Thư đề nghị áp dụng mức thuế suất 2% với nước thiên nhiên sử dụng trong sản xuất thủy điện (dự thảo là 2-5%) và đề xuất về lâu dài nên xem xét miễn thuế với TN nước. EVN cũng kiến nghị giảm 50% thuế TN nước đối với công trình thủy điện sử dụng lại nước của nhà máy thủy điện bậc trên; giảm thuế TN nước thiên nhiên dùng cho sản xuất điện với các công trình thủy điện đa mục tiêu, bảo đảm nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công ích… Ông Vũ Long, đại diện Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam thắc mắc, vì sao dự thảo lại quy định thuế suất đối với sản phẩm rừng tự nhiên lại cao hơn tất cả các loại TN khác (theo dự thảo là 10-40%). Ngay cả phế liệu trong khai thác rừng là gỗ, cành, ngọn cũng có mức thuế suất 10-30%, cao hơn cả thuế suất đối với khai thác vàng? Ông Long đề xuất, trước mắt nên để thuế suất sản phẩm rừng tự nhiên ở mức 1-4%. Về lâu dài, cần tổ chức nghiên cứu để xác định thuế TN đối với sản phẩm rừng tự nhiên cho phù hợp với thực tế…
Áp thuế tài nguyên: cố định hay theo biên độ?
Thuế TN cao và không được giải thích rõ ràng khi áp dụng sẽ dẫn đến những bất ổn trong suy nghĩ của nhà đầu tư. Bởi trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài xem xét đầu tư dự án khoáng sản, họ sẽ lấy mức thuế cao nhất để tính toán. Vì vậy, Luật Thuế TN cần đưa ra mức thuế rõ ràng để họ yên tâm đầu tư. Được biết, nguồn vốn FDI đổ vào ngành mỏ Việt Nam đã giảm từ 10% (năm 2006) xuống mức 1% như hiện nay. Ba nguyên nhân dẫn đến việc giảm này là do Luật Khoáng sản hiện hành phức tạp; cơ chế quản lý không rõ ràng và tăng thuế suất thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, bãi bỏ ưu đãi thuế giá trị gia tăng (VAT)… Vì vậy, việc đưa ra những mức thuế suất hợp lý sẽ góp phần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
Lý giải vấn đề này, đại diện Ban soạn thảo Luật Thuế TN giải thích, sở dĩ dự thảo đưa ra mức thuế suất theo biên độ rộng (có nhóm TN chịu thuế suất 10-40%) là để Nhà nước có thể điều chỉnh thuế suất linh hoạt theo tình hình thực tế. Nếu cố định thuế suất, khi cần thay đổi, việc trình và thông qua Quốc hội sẽ mất nhiều thời gian. Trường hợp áp thuế quá thấp, khi giá thế giới tăng cao có thể gây thất thoát ngân sách. Ngược lại, nếu giữ cố định mức thuế cao, khi thị trường khó khăn, Nhà nước sẽ không thể hỗ trợ kịp thời cho DN thông qua điều chỉnh thuế.
Ngày 9-9, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật Thuế TN. Nếu được Quốc hội thông qua, Luật Thuế TN sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2010. Theo quan điểm của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Ban soạn thảo cần nghiên cứu thu hẹp biên độ khung thuế suất, đồng thời phân loại cụ thể từng TN trong cùng 1 nhóm hàng để quy định thuế suất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và DN.
Nước,
rừng, thủy sản, các loại khoáng sản quý hiếm là những TN đang được khai
thác với số lượng ngày càng lớn. Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn
TN thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, việc xây dựng, ban hành
Luật Thuế TN là cần thiết. Tại hội thảo góp ý xây dựng Luật Thuế TN
diễn ra đầu tháng 9 tại Hà Nội, TS Nguyễn Đình Chiến, Học viện Tài
chính cho biết, mục tiêu quan trọng khi xây dựng Luật Thuế TN là điều
tiết công bằng giữa những chủ thể khai thác nhằm bảo đảm sự cân đối
trong quá trình phân phối các nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, theo phản
ánh của DN, còn nhiều bất cập xung quanh những mức thuế suất thuế TN
được đưa ra tại dự thảo này.
Ông
Phạm Chí Cường, đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, Hiệp hội đồng
tình với việc khi tính thuế TN sẽ căn cứ vào sản lượng TN thực tế khai
thác. Tuy nhiên, khung thuế suất đối với khoáng sản kim loại chỉ nên
giữ tối đa là 15%. Bởi nếu đánh thuế TN quá cao, tính cạnh tranh của
sản phẩm sẽ kém, vì giá thành sản phẩm sẽ cao lên. Thêm vào đó, hầu hết
khoáng sản kim loại của nước ta nằm ở vùng sâu, vùng xa, khó khai thác.
Thuế suất quá cao sẽ không khuyến khích DN đầu tư cho khai thác, thậm
chí dễ dẫn đến tình trạng trốn thuế. Đại diện Ban pháp chế Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN), ông Vũ Khắc Thư đề nghị áp dụng mức thuế suất
2% với nước thiên nhiên sử dụng trong sản xuất thủy điện (dự thảo là
2-5%) và đề xuất về lâu dài nên xem xét miễn thuế với TN nước. EVN cũng
kiến nghị giảm 50% thuế TN nước đối với công trình thủy điện sử dụng
lại nước của nhà máy thủy điện bậc trên; giảm thuế TN nước thiên nhiên
dùng cho sản xuất điện với các công trình thủy điện đa mục tiêu, bảo
đảm nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công ích… Ông Vũ Long, đại diện Hiệp
hội Gỗ và lâm sản Việt Nam thắc mắc, vì sao dự thảo lại quy định thuế
suất đối với sản phẩm rừng tự nhiên lại cao hơn tất cả các loại TN khác
(theo dự thảo là 10-40%). Ngay cả phế liệu trong khai thác rừng là gỗ,
cành, ngọn cũng có mức thuế suất 10-30%, cao hơn cả thuế suất đối với
khai thác vàng? Ông Long đề xuất, trước mắt nên để thuế suất sản phẩm
rừng tự nhiên ở mức 1-4%. Về lâu dài, cần tổ chức nghiên cứu để xác
định thuế TN đối với sản phẩm rừng tự nhiên cho phù hợp với thực tế…
Áp thuế tài nguyên: cố định hay theo biên độ?
Thuế
TN cao và không được giải thích rõ ràng khi áp dụng sẽ dẫn đến những
bất ổn trong suy nghĩ của nhà đầu tư. Bởi trong trường hợp nhà đầu tư
nước ngoài xem xét đầu tư dự án khoáng sản, họ sẽ lấy mức thuế cao nhất
để tính toán. Vì vậy, Luật Thuế TN cần đưa ra mức thuế rõ ràng để họ
yên tâm đầu tư. Được biết, nguồn vốn FDI đổ vào ngành mỏ Việt Nam đã
giảm từ 10% (năm 2006) xuống mức 1% như hiện nay. Ba nguyên nhân dẫn
đến việc giảm này là do Luật Khoáng sản hiện hành phức tạp; cơ chế quản
lý không rõ ràng và tăng thuế suất thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, bãi
bỏ ưu đãi thuế giá trị gia tăng (VAT)… Vì vậy, việc đưa ra những mức
thuế suất hợp lý sẽ góp phần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến
Việt Nam.
Lý
giải vấn đề này, đại diện Ban soạn thảo Luật Thuế TN giải thích, sở dĩ
dự thảo đưa ra mức thuế suất theo biên độ rộng (có nhóm TN chịu thuế
suất 10-40%) là để Nhà nước có thể điều chỉnh thuế suất linh hoạt theo
tình hình thực tế. Nếu cố định thuế suất, khi cần thay đổi, việc trình
và thông qua Quốc hội sẽ mất nhiều thời gian. Trường hợp áp thuế quá
thấp, khi giá thế giới tăng cao có thể gây thất thoát ngân sách. Ngược
lại, nếu giữ cố định mức thuế cao, khi thị trường khó khăn, Nhà nước sẽ
không thể hỗ trợ kịp thời cho DN thông qua điều chỉnh thuế.
Ngày
9-9, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật Thuế TN.
Nếu được Quốc hội thông qua, Luật Thuế TN sẽ có hiệu lực thi hành từ
ngày 1-7-2010. Theo quan điểm của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc
hội, Ban soạn thảo cần nghiên cứu thu hẹp biên độ khung thuế suất, đồng
thời phân loại cụ thể từng TN trong cùng 1 nhóm hàng để quy định thuế
suất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và DN.
Thủ tục pháp luật