Tin Tức

100 đơn ‘xin’ không lấy đất trại giống làm… khu du lịch

Rate this post

Từ tháng 12/2007, Công ty Cổ phần giống gia cầm Ba Vì (Hà Nội) đã gửi tới 100 đơn “kêu cứu” lên Bộ NN&PTNT và các cơ quan chức năng đề nghị xem xét không lấy đất làm Dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên. Gần đây, khi biết thông tin dự án này được Hà Nội tiếp tục cho triển khai, cả trại giống lại nhấp nhổm, lo lắng.

Dự án Khu du lịch Tản Viên không chỉ đe dọa đến Trung tâm tinh đông lạnh Moncada – nơi duy nhất trong nước sản xuất tinh đông viên cho đàn bò được Cu Ba giúp xây dựng – như báo chí đã nêu, mà cả trại giống gia cầm nằm trên địa bàn cũng đang “run” vì sẽ bị” bứng” đi để lấy mặt bằng cho dự án.

Gần hai năm đệ đơn, mong được ở lại

Từ năm 1971, người dân xã Tản Lĩnh, Ba Vì đã được làm quen với giống gà Lerghom được nước Cu Ba anh em chuyển sang. Trước khi đưa giống gà về, các cán bộ của ngành nông nghiệp đã phải lên khảo sát vùng này rất kĩ để gà Lerghom được nhân giống tại đây.

Năm 1974, Xí nghiệp Gà dòng thuần Việt Nam – Cu Ba ra đời và hiện nay là Công ty Cổ phần giống gia cầm Ba Vì. 35 năm cùng với sự nỗ lực cố gắng của gần 50 cán bộ, công nhân viên đã nuôi ấp được một giống gà thuần chủng. Trứng gà Lerghom được cung cấp để sản xuất ra vắc- xin phòng cúm và các bệnh khác cho các giống gà.

Bà Đinh Thị Xuân, Giám đốc Công ty Cổ phần giống Gia cầm Ba Vì tâm sự: “Gà Lerghom là bằng chứng cho mối tình anh em hữu hảo giữa Việt Nam – Cu Ba, không dễ có quốc gia cho không mình một giống gà dòng thuần nên anh chị em ở đây cảm thấy tiếc nuối nếu mất đi môi trường sống tốt cho gà Lerghom”.

Mô tả ảnh.

Suốt 2 năm qua, những lá đơn đã được gửi đi các cơ quan chức năng để cầu cứu trại giống.

Bà Xuân vốn là một chuyên gia về gà Lerghom nên hiểu rõ giống gà của mình đang thích ứng được với vùng đất này. Bà nói: “Với thời gian dài hàng chục năm sống ở đây, loại gà này đã thích nghi tốt với vùng đất này rồi. Nếu chuyển đi thì đến bao giờ chúng tôi mới xây dựng lại được những thứ bây giờ đang có?”.

Công ty Cổ phần giống gia cầm  Ba Vì có diện tích 105,22ha đất và nuôi gà Lerghom để sản xuất trứng phục vụ cho mục đích nghiên cứu vắc-xin. Cách đây gần 2 năm, khi nghe nói đến dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên sẽ lấy mất diện tích chăn nuôi gà, rất nhiều người hoang mang lo lắng. 

Bà Xuân bùi ngùi: “Lúc ấy tôi đã họp khẩn cấp anh em trong toàn công ty để xin ý kiến mọi người. Trong công ty ai cũng có nguyện vọng ở lại vì đã gắn bó lâu với giống gà này rồi. Suốt từ tháng 12/2007, chúng tôi liên tiếp viết đơn trình Bộ NN&PTNT và các cơ quan chức năng để xin sự giúp đỡ đảm bảo ổn định sản xuất”.

Vừa làm đơn kêu cứu, ban lãnh đạo công ty vừa phải trấn an tinh thần lao động của anh chị em công nhân. Tuy nhiên, gần 100 lá đơn và công văn của 50 cán bộ công nhân viên gửi đi suốt hai năm qua vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ các cơ quan có thẩm quyền. Lá đơn cuối cùng được Công ty Cổ phần giống gia cầm Ba Vì gửi đi là vào cuối tháng 5/2009, vẫn với mong mỏi xin giữ lại đất cho trại giống và cho sự sống còn của giống gà Lergom.

Xem Thêm  Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty bảo hiểm đại chúng

Mô tả ảnh.

Trụ sở của Công ty Cổ phần giống gia cầm Ba Vì đã đóng ở đây gần 35 năm.

Anh Trần Tuấn Tân, Trưởng phòng Kỹ thuật của công ty buồn rầu nói: “Giống gà này đã sống ổn định ở đây, bây giờ đi nơi khác, thay đổi môi trường chắc chắn sẽ khó sống hơn. Theo những gì tôi học và nghiên cứu thì nếu một loài đã thích nghi được với nơi nào đó mà tự dưng chuyển đi ắt sẽ bị ngã nước”. Theo anh Tân, trong đợt này, trứng gà Lerghom đang ở đợt cao điểm dùng để sản xuất vắc- xin cho gà và điều trị cúm H5N1.

Tại đây, giống gà Lerghom không được tiêm vắc- xin nên cần phải có một môi trường trong lành thì mới phát triển và đẻ trứng đạt yêu cầu. Công ty đã xây dựng những phòng cách ly chỉ cho phép chuyên gia vào. Giống gà được nuôi trong môi trường đảm bảo vệ sinh sạch sẽ này sẽ cho ra loại trứng gà quý, chất lượng tốt.

“Vì nhận thấy được sự thích nghi tốt từ gà Lerghom nên chúng tôi mới làm đơn kiến nghị. Chúng tôi rất sợ mất đi giống gà này, đó là những hi sinh của tuổi trẻ, sức thanh xuân của chính chúng tôi” – bà Xuân chia sẻ.

Gắn cả đời với gà

Bà Đinh Thị Xuân lên xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì từ năm 1981. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Nông Nghiệp 1, bà được cử lên với trại gà. Bà Xuân nhớ lại: “Hồi mới lên cũng buồn lắm. Cây cối um tùm, vắng vẻ. Anh chị em ngày đó cứ nghĩ đến việc con gà này là món quà của nước bạn nên cứ cố gắng chăm sóc thôi”. 

Gần 30 năm trải dài tuổi xuân với gà, bà Xuân cũng đã yêu và đã gắn bó với mảnh đất này. Khi có thông tin đất của trại gà sẽ bị mất cho dự án du lịch, bà Xuân vô cùng xót xa. Bà nghẹn giọng: “Tôi coi trại là nhà, nên cũng hoang mang sợ hãi lắm. Hơn nữa, tôi hiểu ý nghĩa của những việc tôi đang làm về con giống này nên tôi khó chấp nhận được điều này”.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Công nhân đang lao động và trại gà giống

Gà Lerghom từ khi được đưa lên trên vùng Tản Lĩnh chăn thả đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều người dân xung quanh. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần giống gia cầm Ba Vì là công ty nuôi giống lớn nhất về gà thuần chủng, là trại cung cấp giống lớn nhất cho cả nước. Vì vậy, việc chuyển đi một vùng khác không hề dễ dàng đối với chính họ chứ chưa nói đến giống gà này.

Bà Xuân tha thiết: “Nếu nhỡ không may phải chuyển đi thì cũng mong là Nhà nước tạo điều kiện cho gà Lerghom có một môi trường tốt như thế này. Nếu không thì hoài phí công sức của chúng tôi”.

Riêng nhà anh Bùi Xuân Hoàng có hai đời công tác tại đây. Bố mẹ anh là cán bộ kĩ thuật lên trại giống từ năm 1971, từ bé anh đã gắn với gà Lerghom vì theo cha mẹ đi đến trang trại. Đến khi trưởng thành, anh đã ở lại vùng đất này làm công nhân, rồi thành thợ lái xe chở trứng từ khu sản xuất đến phòng cách ly. Công việc hai mươi năm đem lại cho gia đình anh cuộc sống tạm ổn.

Anh Hoàng ái ngại nói: “Nhà tôi hai đời sống bằng gà. Bố mẹ tôi lập nghiệp ở đây bằng gà, bây giờ tôi cũng sống vì gà. Vì vậy tôi coi gà Lerghom như một ân nhân”.

Còn anh Trần Tuấn Tân lên Tản Lĩnh công tác tại công ty được hơn 10 năm. Hiện tại anh có một mái ấm ở dãy nhà tập thể của công ty và có cậu con trai hai tuổi. Nói về việc nếu phải chuyển đi nhường đất cho dự án, anh ngao ngán: “Tôi đã ổn định, nay lại chuyển đi đã oải rồi, không biết với gà thì có vấn đề gì không. Vợ chồng chúng tôi coi đây là quê hương thứ hai rồi, bây giờ mà đi thì khó lấy lại được những gì đã gây dựng”.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn